Năm 22 tuổi |
Mình á ra, trời đất, đã 40 năm rồi sao?
40 năm, thời gian đủ biến một chàng thanh niên 17 thành ông già 57 tuổi. Nhưng điều đó không đáng kinh ngạc bằng chuyện, vậy là, kể từ khi mình được ra Bắc đi học đến nay, trong 100 người đi cùng đợt (hy sinh 5 người) thì có chừng 80 người mình chưa từng gặp lại.
Mình hỏi anh Thẩm: Năm ngoái tổ chức anh em đi có nhiều không anh? Anh Thẩm giận: Đi hết, không chỉ chồng mà vợ đứa nào cũng đi cả, chỉ thiếu mày!
Há?
Trong 100 đứa vào chiến trường cùng lần năm 1974, anh Thẩm, anh Côn, anh Liền, anh Cáo, anh Đạt lớn tuổi hơn cả. Tôi lúc đó
40 năm, thời gian đủ biến một chàng thanh niên 17 thành ông già 57 tuổi. Nhưng điều đó không đáng kinh ngạc bằng chuyện, vậy là, kể từ khi mình được ra Bắc đi học đến nay, trong 100 người đi cùng đợt (hy sinh 5 người) thì có chừng 80 người mình chưa từng gặp lại.
Mình hỏi anh Thẩm: Năm ngoái tổ chức anh em đi có nhiều không anh? Anh Thẩm giận: Đi hết, không chỉ chồng mà vợ đứa nào cũng đi cả, chỉ thiếu mày!
Há?
Trong 100 đứa vào chiến trường cùng lần năm 1974, anh Thẩm, anh Côn, anh Liền, anh Cáo, anh Đạt lớn tuổi hơn cả. Tôi lúc đó
nhỏ tuổi nhất, 17. Từ hôm qua, viết xong stt trên fb về chuyện 40 năm, minh cứ bị ám ảnh hoài. Nhất là khi nghe anh Đỗ Quý Doãn, một người anh, người sếp cũ, một đồng đội… khuyên rằng, “Những cuôc gặp thế quý lắm, chú về gặp lại anh em đồng đội kẻo sau càng khó...”
57 tuổi |
*
Anh Doãn học cùng trường cấp 3 Lệ Thủy nhưng khóa trước mình. Anh sinh năm Giáp Ngọ 1954 nhưng sau khai sinh thành năm 1953 để được đi bộ đội sớm, và vì thế, thay vì năm nay mới về hưu thì anh về hưu từ năm ngoái. Anh là chiến sĩ đánh thành cổ Quảng Trị năm 1972. Sau chiến tranh, học truyền hình ở Lomonosov (MGU), trường đại học lớn nhất và được coi là lâu đời nhất của Liên Xô (cũ).
Anh Doãn theo tuổi khai sinh lớn hơn một năm thì năm 36 tuổi đã là tỉnh ủy viên, 37 tuổi là ủy viên thường vụ Tỉnh ủy (hồi đó hầu như là trẻ nhất nước). Anh làm tổng biên tập báo Quảng Bình năm 34 tuổi. Thời trẻ, mình là đứa làm việc nghiêm túc nhưng khá chướng, ít nói nhưng nói thường thiếu khôn ngoan, làm người khác rất khó chịu, thành ra nhiều người ghét. Anh Doãn “biết” mình, không ưu ái quá nhưng cũng không ghét. Nói chung, anh chỉ lấy công việc của người khác làm trọng. Cũng chỉ anh mới có thể bổ nhiệm mình làm Thư ký tòa soạn kiêm trưởng phòng phóng viên từ lúc mình…chưa đảng viên. Thời đó đó là trường hợp duy nhất trong hệ thống báo Đảng: làm thư ký tòa soạn trẻ nhất và...chưa đảng viên.
Sau này anh làm thứ trưởng, có chuyện gì mình thường điện thoại hỏi anh, mình chỉ hỏi một câu, anh chỉ nói một câu mình hiểu liền, không dây cà dây muống.
Anh cũng là người đặc biệt, bạn bè, người quen có đứa nửa đêm gọi điện thoại tâm tư đủ chuyện, anh vẫn bình thản nghe, khuyên, chưa bao giờ tỏ ra khó chịu.
Nhớ hồi trước, có lần gặp, mình hỏi: “Anh ơi, em giờ coi bộ cũng chững chạc hơn tí, cũng có vẻ được quy hoạch, em định mần lãnh đạo cú chơi, anh thấy sao?”. Ảnh cười: “Mần cũng được nhưng mần mần chi? Mần báo thì mần cho giỏi là được rồi!”.
Hihi, hình như chưa có gì mình không nghe ảnh.
*
Sau này về Thanh Niên, mình làm lính anh Nguyễn Công Khế. Anh Khế cũng tạng người lấy công việc làm trọng. Một lần ảnh nói: “Thịnh nè, tui với ông tưởng chết trong chiến tranh, thế mà sống đến ngày thống nhất, vậy là lãi rồi. Bây giờ sống đến sau giải phóng hàng chục năm, lãi to hung.Vì thế làm được gì làm cho xứng đáng, viết báo thì viết cho hay!”
Tôi thích cách nghĩ đó.
*
Hồi bộ đội, tôi có hai người bạn thân, 3 thằng trông khá giống nhau, thằng Nguyễn Thanh Sinh, đứa bạn cùng xóm (bên trái, ảnh 1). Nó hy sinh khi chưa biết yêu là gì. Đứa bạn thân thứ hai là Thân Trọng Bình (bên phải ảnh 2). Sau chiến tranh Bình về học âm nhạc, nó là đứa học lên cao nhất, thành giảng viên Học viện Âm nhạc Huế rồi mới lấy vợ. Nó cũng đã mất, vì bệnh.
Vậy cuộc đời cũng đã quá ưu ái với mình. Thế mà cuộc sống như dòng xoáy cứ cuốn mỗi người đi, cho đến hôm nay, giật mình, đã 40 năm!
*
Đồng đội- hai từ xưa cũ, hôm nay nhắc lại, cuốn phim cuộc đời cứ thế hiện về, lòng thấy rưng rưng...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét