Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

PHIM THƯƠNG NHỚ Ở AI hay đến từng CENTIMET!

Lâu rồi mới xem được một bộ phim truyền hình đáng xem như Thương nhớ ở ai:
Thoạt đầu đọc báo, thấy ồn ào chuyện áo yếm, xem 7 tập đầu rồi mới thấy mấy người làm báo bây giờ có cái nhìn rất bệnh hoạn, nó bao gồm cả sự thiếu hiểu biết và cách tư duy nông choèn choẹt.
Có người viết hẳn một bài khai thác chuyện đạo diễn cấm diễn viên mặc áo ngực khi mặc yếm. Ối trời! Ông bà ta sinh ra cái yếm là áo trong cùng đó mấy cha!
Chuyện mặc yếm đẹp, lẽ thường, mang đến cái đẹp hướng thiện, không có gì phải xoắn.
Xem thêm vài tập rồi viết kỹ, giờ nói qua thế này:
Đề tài của bộ phim có thể không hấp dẫn với đa số giới trẻ nhưng nếu người trẻ không xem thì thật là phí cuộc đời. Vô vàn kiến thức lịch sử và đời sống trong đó.
Phim được làm kỹ lưỡng, chọn diễn viên nhân vật nào ra nhân vật đó.
Bối cảnh diễn ra ở một làng quê Bắc bộ đặc trưng, cực đẹp.
Đạo diễn hình ảnh tuyệt đỉnh!

Âm nhạc siêu phàm!
Phim chứa đựng nhiều triết lý đời sống sâu sắc, không chỉ cho giai đoạn lịch sử đó mà cho cả bây giờ.
Một anh Đột cố nông không biết chữ làm chủ tịch xã có thể ưa bắn ai thì bắn nhưng xao xuyến đến mức không ngủ được khi nghe cô Nương hát ca trù, để rồi bừng tỉnh mà hỏi cả làng có ai biết yêu bao giờ chưa?
Người làng có người ba vợ, bốn con... giật mình, ừ nhỉ, họ chưa bao giờ nói tiếng yêu. (Kiếm đâu ra cái cha đóng vai Đột thiệt là quá đỉnh).
Những người phụ nữ nông thôn quê mùa có thể cấm mấy ông chồng không được lai vãng quanh "con đĩ" Nương nhưng khi các chị làm nhà cho cô ấy cũng làm thêm cái sào phơi vì cô ấy có nhiều áo quần đẹp.
Bi kịch của một giai đoạn lịch sử được tái hiện qua mỗi trường đoạn khiến con tim ta đau đớn nhưng chỉ thương cho mình chứ không thù hận.
Rất tiếc là phim không được chiếu vào giờ vàng, phải chờ mỗi tuần đến chiều chủ nhật. Phải nói là trông chờ.
*
Cũng có mấy thứ vặt vảnh là âm nhạc hay nhưng hơi lạm dụng. Dù nghe rất đã!
Đạo diễn chọn diễn viên, cả diễn viên quần chúng đóng vai người già rất kỹ, kỹ đến từng bàn chân, một lớp người già "Giao Chỉ" nhưng sinh ra con gái thì đẹp quá, nõn quá! 
Một số đoạn thoại từ miệng nông dân ít học lại...thơ quá, nghe không thật.
Con trâu sau cải cách béo láng quá.
Dù thế nhưng phim vẫn hay đến từng.... centimet!
Hiếm khi xem phim mà mình coi kỹ từ đầu rồi chờ nghe ca khúc cuối cùng cho đến hết.
Phải một người đau đáu lắm mới làm được như Lưu Trọng Ninh.
*
Nghe ca khúc này một lần đi, nó thổn thức đến tận tâm can:
Trầu xanh chưa hái, cau đã úa vàng
Thêm một người sang, thuyền không về bến
Nửa đời tìm kiếm mái chèo đa đoan
Nghìn dặm tơ vàng, ai người biết gỡ?

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

THỦ TƯỚNG

Chiều qua, quyết định của Thủ tướng ngừng thu phí Cai Lậy trong một tháng để... bàn phương án. Quyết định này đáp ứng ... 60% kỳ vọng của bản thân tôi.
Vì sao thì tôi sẽ nói tiếp sau đây.
Nhưng trước hết, công dân Nguyễn Thế Thịnh xin chân thành cám ơn Thủ tướng, người mà trước đây, trong một note, tôi mạo muội nhận xét, ông là người có khát vọng "làm một cái gì đó" cho nhân dân", theo những gì tôi biết thì ông là người không (hoặc ít) vun vén cá nhân hơn người khác. Theo quan điểm của tôi, lãnh đạo có tài năng xuất chúng lâu lâu mới xuất hiện một người, gọi là thiên tài, còn lại thì trí tuệ hơn nhau không là mấy, vấn đề còn lại để hơn nhau là không tham lam và có khát vọng đưa đồng bào thoát khỏi cần lao.
Theo những gì tôi biết và nghe kể thì ông sống với người cũ, tức là những người quen biết cũ, lính cũ, sếp cũ, bạn cũ... rất tình nghĩa. Chừng đó thôi trong thời buổi này đã làm tôi kính trọng ông.
Cái tôi quý nhất ở ông là mặc dù làm Thủ tướng nhưng ông biết lắng nghe. Điều không dễ ai cũng có. Nhờ lắng nghe và nhảy vào điểm nóng để chỉ đạo, nên ông đã tạo được sự kỳ vọng với đồng bào cần lao. Mọi chuyện xẩy ra trên đất nước này khiến người dân bức xúc, họ đều chờ đợi nơi ông.
BOT Cai Lậy lùng bùng thời gian qua khiến người dân bức xúc, và họ cũng chỉ chờ đợi ở ông.
Hôm qua, tôi đã rất chờ đợi, như tôi nói, để biết Chính phủ là ai.
Câu chuyện BOT Cai Lậy không khó vì mọi chuyện rành rành ra trước mặt, nhưng tôi biết ở địa vị ông thì lại rất khó. Khó như thể ông muốn xây dựng một chính phủ kiến tạo nhưng không phải cấp dưới, ai cũng đồng thuận với ông, rất đơn giản thôi, là vì lòng tham. Xin nói phớ ra như thế. Còn đồng bào cần lao thì tuyệt đối đồng thuận với ông.
"Làm cách mạng phải có phương pháp, phải trải qua nhiều giai đoạn, căn cứ vào tình hình..." điều này tôi biết được từ lịch sử Đảng cộng sản VN. Xử lý BOT, theo quan niệm cá nhân tôi cũng là một cuộc cách mạng. Vì thế tôi chia sẻ và bằng lòng với 60% mà ông mang lại.
Nhưng không ai nói, cuộc cách mạng thành công... 60% cả. 99% cũng không. Và như thế thì, cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn cho đến 100 %. Nếu không thì cách mạng nửa vời.
Ông là nhà chính trị nên về chính trị tôi chưa bằng cái móng tay của ông, nhưng đó là hiểu biết của chút xíu móng tay.
Chính phủ kiến tạo là chính phủ không chỉ ngồi chờ Thủ tướng chỉ đạo, trực tiếp ra tay như hiện nay.
Muốn kiến tạo, bộ máy của ông đừng nên hơn thua với dân. Ở chỗ, sai thì sửa. Nhân dân không chấp trách. Ông Thể bộ trưởng đương nhiệm trước đây khi làm thứ trưởng ký làm đường, đặt BOT, vào thời điểm đó có thể ông nghĩ thế là đúng hoặc ông tin tham mưu nên thấy thế là đúng, qua thực tế thấy không phù hợp, thấy sai, thì ông ấy nên nhận sai để sửa, chính ông sửa, như thế mới là người vượt lên chính mình, mới là người của chính phủ liêm chính, chính phủ kiến tạo. Cá nhân tôi thấy ông bộ trưởng cứ "xà quần xà quần", buộc tôi phải nghĩ, ông ấy đã "có cái gì đó".
Tôi nghĩ, có người khác cũng nghĩ thì làm sao có thể đặt lòng tin vào đó?
Có những cái ung nhọt, đau đớn mấy cũng phải cắt bỏ, nếu không nó sẽ hoại tử. Một cơ thể có nhiều chỗ hoại tử, chắc chắn không thể nào nói cơ thể đó khỏe mạnh!
Báo chí không tường thuật, nhưng tôi biết, chắc chắn có suy nghĩ nếu dẹp BOT Cai Lậy trả về đúng vị trí của nó thì phải dẹp 8 BOT khác. 8 BOT liên quan đến bao nhiêu là người dây mơ rễ má. Khó chứ. Nhưng khó cũng phải làm.
Trước cách mạng, thù trong giặc ngoài, tiềm lực ta chưa mạnh nhưng ta có nhân dân nên đã chiến thắng. Bây giờ, chính quyền trong tay ta, nhân dân là của ta, không một thế lực nào có thể lợi dụng hoặc chi phối được. Vì thế hãy đứng tin vào luận điệu :thế lực thù địch".
Không có thế lực nào mạnh bằng nhân dân, đừng đẩy họ về phía thù địch, thưa Thủ tướng!
Ai nói trời nói đất gì kệ, tôi rất tin vào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông!

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

CÓ MẠNG SỢ LỘ CÁI... NGU!

Ngày 24.3. 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sớm triển khai xây dựng mạng xã hội Thanh niên.
Lúc đó tôi có đọc đâu đó, nghe nói dự án lên đến 5 tỷ Obama, có tên Go.vn. Có người tự tin rằng, mạng này sẽ bóp chết Facebook 
(Giờ tìm lại nhưng chưa thấy vì chưa có thời gian tìm kỹ để dẫn link).
*
4 năm sau, tháng 11. 2017, Việt Nam định thông qua quy định, tất cả các dịch vụ của nước ngoài đang cung cấp tại Việt Nam hiện nay như Google, Facebook, Viber, Skype, Gmail, Uber... buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam mới được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
Điều kiện này không phù hợp thông lệ quốc tế và các văn bản VN đã ký kết, giả sử, họ chấp nhận bỏ miếng mồi béo bở khi kinh doanh ở VN và rút quân, chúng ta sẽ chuyển sang dùng mạng Thanh niên.
Có điều mạng Thanh niên vẫn chưa ra đời   
*
Mấy hôm nay bà còn bà tán xôn xao, chuyện đã nói mình không nói lại, chỉ nghĩ thế này:
Lý do vì an ninh mạng, vì bảo mật quốc gia này nọ, mình thấy không thuyết phục.
Chuyện này Việt Nam cũng đã làm lâu lắm rồi, ví dụ, để bảo mật email, nhiều cơ quan nằm trong hệ thống yêu cầu người của mình dùng email nội bộ cho... an toàn.
Trời đất, mấy cái email cứt gà đó mà an toàn cái gì? Google là tay tổ về bảo mật chứ mấy cái mạng meo nội bộ đó mà kể dzô. Quá ảo tưởng, ảo tưởng vô lối.
Chưa nói là mấy cái email đó gửi mấy tấm ảnh cũng phải gửi nhiều lần, dung lương cao nó báo lỗi. Thế thì làm gì?
Sử dụng mạng nội bộ là để họ giám sát nội bộ mà thôi!
Vấn đề nằm ở người sử dụng. Người sử dụng phải tự bảo vệ mình.
Vấn đề tiếp theo, không phải đặt máy chủ ở đâu mà cần buộc họ có cơ quan đại diện thay mặt trụ sở chính chứ không phải đại diện chỉ về phát triển kinh doanh.
*
Bây giờ cho hỏi: Ở VN ai sợ mạng xã hội?
Có thể chỉ ra hẳn một tầng lớp, có thể lấy ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông làm ví dụ, ông không dùng mạng xã hội Facebook hay Zalo, Viber... “vì bởi tham gia vào mạng xã hội sẽ mất thời gian, đau đầu về những chuyện phải theo dõi xem ai có chọc ngoáy, nói xấu, bình phẩm mình trên mạng không rồi việc các comment của người này, người khác...”.
Hehe. Ông này làm nghề tư vấn về an toàn tình dục nhưng biện pháp duy nhất ông khuyên mọi người là nên... tự sướng như ông. Tự sướng thì sẽ an toàn!
Và vì sao ông ta sợ "chọc ngoáy, nói xấu, bình phẩm mình"? Cái này mới là vấn đề.
Tầng lớp mà mình nói đến họ không sợ đếch gì hết, họ có sử dụng mạng, email thì đã có nội bộ sao mà sợ lộ bí mật quốc gia?
Vậy thì sợ là sợ cái gì?
Sợ dùng mạng xã hội làm... cách mạng chăng?
Còn lâu.
Làm cách mạng cần hội đủ 3 yếu tố: Một là, phải có tư tưởng (cương lĩnh) thuyết phục. Hai là, phải có lực lượng: Ba là, phải có tiềm lực kinh tế. Cả ba thứ đó thì cái bọn ngồi trong phòng, nhìn lên tường, chém bằng bàn phím không có lấy một xu đi đò thì cách với mệnh cái gì?
Vả lại, thời buổi này, người ta nhận ra và loại trừ hết. Cứ nhìn cái bọn ở nước ngoài chống cộng lãi nhãi đi lại mấy quan điểm cũ rích bây giờ đâu còn đất sống? Ha.
Nói thật, họ chỉ sợ mỗi một điều thôi.
Đó là mạng xã hội là nơi giám sát họ. Mọi lời nói, mọi hành động, mọi việc làm... đều bị người dùng mạng xã hội phơi bày ra.
Họ sợ lộ biệt phủ, lâu đài, sợ lộ tài khoản ở Thụy Sỹ, lộ nhà ở Mỹ, Canada... sợ lộ bồ nhí, con riêng...
Đặc biệt sợ lộ cái... ngu.
Thế thôi.
Vì thế, người không ngu đừng sợ và cũng đừng mắc bẫy bọn ngu.

Chính trị và mạng xã hội: CÂU CHUYỆN “BIẾN ĐÁM CHÁY THÀNH PHÁO HOA"

“Biến đám cháy thành pháo hoa” là một trong những phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông mà khi có dịp nói chuyện với các tập đoàn, công ty... tôi rất tâm đắc và thường khuyên họ đặc biệt lưu ý.
Tôi chưa từng được nói chuyện với các chính trị gia hoặc những người mà chúng ta hay gọi nôm na là quan chức, dù chỉ là tâm sự riêng tư, về truyền thông nội bộ hay xử lý khủng hoảng truyền thông để xem họ có chú ý việc này không. Nhưng theo quan sát của tôi, có vẻ như họ đã không coi trọng, vì thế rất nhiều sự việc, họ đã dùng xăng chữa lửa hoặc muốn dập lửa nhưng không rút củi ra mà tự chêm củi vào lò.
Lấy một ví dụ:
Một tờ báo đưa tin Bí thư Thành ủy ĐN đi xe biển số giả (sau đó tờ báo này bị phạt), thay vì chỉ cần nói một câu, giao cho Phòng CSGT Công an TP trả lời có phải biển giả hay không là xong thì họ lại trưng ra hết các loại giấy tờ, từ đó, báo chí mới biết chiếc xe đó giá bao nhiêu, do doanh nghiệp nào tặng... Đó là “lấy xăng chữa lửa”.
Chuyện đó còn phải nói dài dài và nếu các cơ quan công quyền không chú trọng việc xử lý khủng hoảng truyền thông thì họ sẽ còn gặp thêm nhiều rắc rối.
Hôm nay nói chuyện khác.
*
Trong lúc ở Mỹ điều trần vụ Nga chi phối kết quả bầu cử tổng thống thì Facebook vừa tiết lộ, họ thống kê rằng, các đối tượng ở Nga đã mua ít nhất 3.000 quảng cáo chính trị và đăng tải thêm 80.000 thông điệp khác lọt vào mắt 126 triệu người Mỹ trong 2 năm qua.
Ngày 19.10, Facebook thử nghiệm chức năng News Feed mới tại Campuchia và 5 quốc gia nhỏ khiến cho làng báo chí nước này nhảy lên như đỉa phải vôi.
Là vì, người ta không còn đọc và xem các kênh truyền thông truyền thống nữa.
Nhưng Thủ tướng Hun Sen biết rõ sự phổ biến của Facebook từ lâu. Ông đã nắm lấy cơ hội này, trang cá nhân của ông có tới gần 9 triệu người theo dõi, xếp hạng 8 trong danh sách những trang cá nhân nổi tiếng nhất của các lãnh đạo thế giới.
Đối thủ lâu năm của Hun Sen, Sam Rainsy, cựu chủ tịch đảng đối lập CNRP nói lượng truy cập đối với trang cá nhân nổi tiếng của ông đã giảm 20% từ khi Facebook đưa ra thử nghiệm mới. Không như thủ tướng, người bị cáo buộc là đã mua "like" trên Facebook, ông Rainsy nói ông không thể trả tiền để khiến các cập nhật của ông tiếp cận với nhiều người dùng hơn trên News Feed bình thường.
"Sáng kiến mới nhất của Facebook thậm chí có thể sẽ gây ra sự cạnh tranh mạnh hơn đối với chế độ độc tài và mua chuộc các chính trị gia," Sam Rainsy nói.
Kiểu gì thì Hun Sen cũng quá giỏi trong việc biến mạng xã hội thành công cụ của mình. Thay vì “làm việc với Facebook” để chặn này gỡ khác thì ông đã lợi dụng nó, “biến đám cháy thành pháo hoa”.
Facebook đang tìm cách quay lại Trung Quốc sau 8 năm bị chặn tại quốc gia đông dân nhất thế giới này. (Năm 2009, do không muốn thông tin về các vụ nổi dậy khiến 140 người thiệt mạng ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương bị phát tán rộng rãi trên mạng Internet mà Trung Quốc đã triệt để cấm Facebook). Khi Facebook trở lại Trung Quốc, dù có phần mềm kiểm duyệt gì đi nữa thì họ cũng không ngần ngại mở rộng cửa “cách làm Nga kiểu Trung Quốc” sang Việt Nam. Có lẽ sẽ là như thế.
*
Ở Việt Nam không phải giới chức không chú ý, thậm chí rất chú ý vấn đề mạng xã hội nhưng đối sách xem ra chưa hoặc không hiệu quả. Ví dụ việc Bộ TT-TT làm việc với Facebook để gỡ bài có thông tin này nọ mà cũng đưa lên truyền thông chính thống coi đó như một biện pháp, một thành tích thì rất sai lầm. Làm mà như không làm mới giỏi.
Thật buồn cười là cộng đồng mạng có thể chỉ ra được trang nào là của dư luận viên. Kiểu, thưa anh em đang ở trong đống rơm.Thật sai sách.
Quay lại việc “quảng cáo chính trị” mà Nga đã làm cho 126 triệu người Mỹ phải xem. Những cái gọi là “quảng cáo” này phải được làm ra từ những đầu óc siêu đẳng, cao cơ mới “lọt mắt” người Mỹ, một quốc gia dân trí cao.
Tôi thường hay nói đùa, người bị hiếp dâm, nếu không chống cự được thì nên tận hưởng”, có thể ai đó bảo tôi bất nhẫn, nhưng đằng sau sự tếu táo đó là câu chuyện có thật, chống cự vừa không thoát vừa có thể bị mất mạng. Vậy thì tương kế tựu kế đi.
Mạng xã hội cũng thế. Hãy nghĩ cách như tôi nói “biến đám cháy thành pháo hoa”. Đừng sợ nó, hãy làm chủ nó. Ít ra phải được như Hun Sen.
Ở Việt Nam, các trang mang tên các chính trị gia là của ai nhỉ? Có chính trị gia nào có Facebook công khai?
Tôi nói công khai là công khai vì biết có nhiều người có trang chỉ để đọc. Rất thụ động. Thay vì dẫn dắt thì anh lại chạy theo. Không được rồi.

Ơ HAY, NGU MÀ CHẾT CHỨ ĐAU ỐM GÌ?

Một cô giáo bị sốc khi về hưu lương 1,3 triệu đồng, đến mức “một tháng giảm 4 kg”- theo báo chí lề phải. Nghe chuyện, mình cũng rất buồn (ở chỗ lương khỏi điểm thấp). Nhưng mà nói sốc thì cũng không phải. Một người có trình độ cỡ ngang cô, trong thời gian làm việc cũng có thể nhẩm ra khi về hưu mình nhận được chừng đó tiền rồi, nhưng cô vẫn chấp nhận làm việc thì đâu có thể gọi là sốc?
Hôm qua, trên VN Express có đăng bài của Hoang Dung.
Người này giới thiệu mình làm hợp đồng tại một “cơ quan nghiên cứu” ở Hà Nội, hệ số lương 2,34 (bằng đại học). Tính ra lương hàng tháng là 2,457 triệu, tự nộp bảo hiểm hết 900 nghìn. Trong quá trình 5 năm đi làm đó, người này đi học xong thạc sĩ và lương vẫn y thế, không tăng. Và người ấy “Càng nghĩ tôi càng chạnh lòng, lương giáo viên về hưu còn được 1,3 triệu đồng, trong khi tôi ở giữa đất Hà Nội chỉ có hơn 1,4 triệu đồng”.
Có lần tôi đã nói, người ở các tỉnh miền Bắc trước đây. sinh con ra, cho con học hành và nhắm cho con một cái biên chế, người miền Nam thì lại nhắm cho con một cái nghề. Tư tưởng đó nó còn ảnh hưởng cho đến tận bây giờ.
Tôi không nói cô giáo viên, nói cô thạc sĩ ở Hà Nội kia, ơ hay, sao lại ngồi đó mà than vãn?
Nếu không có tài cán gì thì cứ bám vào đó mà sống, chịu vậy đi. Còn thực sự có năng lực thì bỏ quách đi!
Trong trường hợp “nhà có điều kiện” (mà chắc có điều kiện vì lương thế còn bỏ tiền túi ra học thạc sĩ) thì đi làm để chơi vậy thôi, tính chi thu nhập?
Người này mà làm ở “cơ quan nghiên cứu” không biết sẽ nghiên cứu ra thứ gì!
22 tuổi tốt nghiệp đại học, đi làm 5 năm là 27 tuổi, chẳng lẽ sống mòn như thế đến hết đời?
Báo chí “ăn gì ỉa ra nấy”, nghe phản ánh cứ thế đăng, phải hỏi lại mấy câu xem người thạc sĩ kia nói thế nào chứ?
Nói với thạc sĩ: Ngu thì chết chứ đau ốm gì!
Hỏi nữa: Cô/anh học thạc sĩ, chịu khó chờ thời, vô biên chế, chạy chọt một chức quan để tham nhũng, mục tiêu là thế, phải không? Nói!

TỶ PHÚ JAKC MA và BỐN MƯƠI TÊN CƯỚP

3.000 người trẻ hôm qua chen nhau đi nghe Jakc Ma. Nghe nói giấy mời bán ở chợ đen lên 5 triệu, đủ biết người Việt trẻ có khát vọng làm giàu đến cỡ nào.
Tui thuộc dạng ếch ngồi đáy giếng.
Nhưng nghe anh Ma nói “Alibaba tới Việt Nam không phải để cạnh tranh, làm ăn mà giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán di động” tui lại nhớ người Quảng Bọ quê tui có câu: "Thà cho cục vàng, không thà vẹ đàng làm ăn" (thà cho cục vàng chứ không thà bày đường làm ăn cho người khác).
Anh Ma sang bày cho ta làm ăn ư?
Nói một câu cho nó vuông: Đừng ảo tưởng mà tin lời anh ấy. Ma sang VN là để mở rộng địa bàn làm ăn.
Anh ấy khuyên giới trẻ bán hàng trực tuyến, lập nghiệp từ quy mô nhỏ, và mỗi khi anh ấy vào VN thì cái đám bán hàng cò con VN, với lượng khách hàng đã khai thác sẽ bị anh ấy bóp chết đứ đừ và thâu tóm lấy (Anh ta chả đã thâu tóm Lazada rồi đó sao?). Lúc đó anh ta sẽ kiểm soát toàn bộ hoạt động bán hàng thanh toán trực tuyến ở VN. Dòng tiền sẽ chạy về Trung Quốc.
Ma nói, làm nho nhỏ, Trump nói, "nghĩ lớn để thành công", Ma rõ ràng không muốn người trẻ VN nghĩ lớn, có thể lớn đến mức cạnh tranh với anh ta hoặc chí ít làm cho anh ta không thể vào được VN, nếu muốn vào cũng phải toát mồ hôi chứ không phải cửa mở sẵn, thậm chí không cần gọi vừng ơi.
Vì thế người VN, Chính phủ VN nên nghĩ đến điều này. Nghĩ như Trump.
Hiện nay, VN mới có hơn hai chục doanh nghiệp được cấp phép cho làm trung gian thanh toán trực tuyến, quá ít, anh Ma chưa qua đâu, chờ cho chín đã ảnh mới bóp. Thị trường quá béo.
Anh Ma truyền cảm hứng thì có (tui nghe nhiều clip anh diễn thuyết và cũng rất có cảm hứng) nhưng đừng tin anh ấy. Cuối cùng, về một nghĩa nào đó thì anh ấy vẫn là kẻ trộm của kẻ trộm thôi. Anh ta chẳng phải đặt tên cho tập đoàn mình là Alibaba đó sao?
Nói rõ hơn, anh ta là tên cướp thứ 41.
Tương kế tựu kế, hãy lấy cảm hứng của anh ta và nghĩ như Trump. Thế đi.

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

HỌC CÁCH NGƯỠNG MỘ NGƯỜI KHÁC

Trong cuộc sống, chúng ta gặp rất nhiều người (đôi khi có cả ta) ganh tị và đố kỵ. 
Chị em thì ganh nhau từ bộ váy áo, cái túi xách, thỏi son... Anh em thì ganh nhau về chức vụ hoặc tiền bạc.
Từ ganh tị đến đố kỵ rất gần.
Mình cũng thấy nhiều người như thế, và thấy thêm, những người đó rất khổ sở và không mấy khi thành công.
Thay vì ganh tị, ta hãy thử ngưỡng mộ họ xem sao?
Nếu một đồng nghiệp nào đó hoặc giả bạn bè của ta giàu có, ta hãy tự hỏi, vì sao sống trong một chế độ, một môi trường mà họ thì giàu còn ta thì không? (Ở đây ta hãy loại ra chuyện giàu có do tiêu cực).
Tự hỏi vì sao cùng sống trong một cơ chế mà họ làm được còn ta luôn thấy khó?
Ta kém.
Kém thì hãy ngưỡng mộ họ và học theo họ.
Học không phải là họ làm gì ta làm nấy mà học cái cách họ suy nghĩ và hành động. Mình đồ rằng, rất nhiều người thông minh nhưng không giàu được vì họ có thể nghĩ ra, tức là có năng lực về lý thuyết nhưng không có năng lực hành động.
Hãy khen vì bạn mình sắm được một thứ gì đó đẹp. Hãy chúc mừng khi họ thành công. Nếu làm được điều đó, ta sẽ có rất nhiều bạn.
Còn ta nên là ta. Ta chưa sắm được bộ áo quần hàng hiệu thì ta thời trang theo phong cách của ta, hàng hiệu có thể đụng hàng, thời trang ta không đụng hàng.
Không biết người khác thế nào chứ trong cuộc đời mình, mỗi khi có bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là nhân viên mình được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn, mình đều rất vui. Vui thật chứ không phải xã giao. Vì nghĩ, mình có thể giỏi về chuyên môn (hoặc đại để thế), nhưng họ có nhiều tố chất khác hơn mình.
Ủng hộ họ họ sẽ tôn trọng mình, còn cay cú rồi phá đám thì nhất định thất bại.
Làm chuyên môn cũng thế. Người ta nói “văn mình vợ người”. Viết văn, làm báo chả mấy ai phục nhau, nhưng mình thì phục. Ai viết được bài hay mình phục liền. Nhớ mấy lần nhận được phóng sự của CTV mình đã trả lời lại: “Rất lâu mới đọc được một phóng sự ra phóng sự như thế này!”
Phục đồng nghiệp như thế thì đồng nghiệp chắc chắn sẽ tôn trọng mình. Chắc chắn.
Nhiều đồng nghiệp trẻ đi làm chưa lâu nhưng có nhà ở, thậm chí có cả ô tô, mình ngưỡng mộ lắm. Bằng tuổi đó mình còn đói rách vĩ đại. Nhưng ngưỡng mộ ở chỗ biết họ không lếu láo, dựa vào nghề để làm tiền. Còn tiền đâu? Có thể họ mua qua bán lại từ đám đất nhỏ, ngôi nhà nhỏ thành ngôi nhà to... Có thể họ làm thêm việc này việc khác. Tìm hiểu chứ không đố kỵ. Biết rồi thì ngưỡng mộ họ!
Trường hợp khác mình không bàn đến.
Mình có ngôi nhà bên hồ sen ở quê, cách trung tâm ĐN 20 phút xe máy vận tốc 50km/h. Có nhiều người xì xầm. Nhưng thay vì xì xầm thì họ nên hỏi vì sao ông ấy có mà mình không có?
Hãy nghĩ, cách đây 12 năm mình tích lũy để mua nhà ở thành phố, ông ấy chấp nhận ở nhà trong kiệt để mua đất quê tổng giá trị chưa bằng miếng đất khu đô thị mới đường 5,5m của mình. Nghĩ thế sẽ hết lăn tăn.
Khen mình nhìn xa trông rộng thì mình mời về nhà vườn câu cá uống rượu, không thì thôi. Mình là người thích khen. Dễ mà. 
Đó là ví dụ từ thực tế của mình chứ không phải khoe hoặc thanh minh thanh nga gì đâu. Thanh minh cũng chẳng ai cho thêm, thanh nga cũng chẳng ai xin mình.
Theo mình, nên tập thói quen suy nghĩ, vì sao họ thế kia mà ta thế này. Vì sao làm báo họ viết hay mà ta viết chưa hay. Vì sao cùng làm kinh tế mà ta trầm trật còn họ thì thành đại gia. Vì sao ta phải suốt ngày ghen tị và đố kỵ với họ?
Ghen tị hay đố kỵ là ta đã thua họ rồi!

KHÔNG HỌC VĂN VẪN TẢ ĐÚNG CON MÈO!

Trên mạng đang lan truyền một lá thư của em Lê Uyên Phương, du học sinh ngành tài chính tại Hà Lan, sau đó được nhiều báo dẫn lại với cái tít đại ý coi đó là đơn xin ly dị môn văn.
Phương vốn là một học sinh chuyên văn, em nhận xét: môn văn được dạy trong trường đầy tính gia trưởng, hay mơ mộng, không chịu tiếp thu cái mới... Em cho rằng, em lạc mất con mèo và muốn tìm lại nó nhưng không biết tả làm sao để ra con mèo của mình.
Em mong muốn môn văn:
"Hãy dạy em cách để viết một lá thư xin việc
Hãy dạy cho em được nêu cảm nghĩ thật của mình về một vấn đề trong xã hội và cả lớp được cùng nhau phản biện để bảo vệ ý kiến của mình.
Hãy dạy em cách quảng bá bản thân để gây được sự chú ý của các công ty.
Hãy dạy cách viết một đoạn lời thoại quảng cáo cho một sản phẩm.
Hãy dạy em cách viết một lá thư tình thật ấn tượng.".
Tôi đọc kỹ và thấy ý kiến em về cách dạy môn văn trong trường về cơ bản là đúng, đúng nhất là việc không coi trọng vai trò cá nhân, nhưng có vẻ như em đã hiểu sai về bản chất của sự học, đặc biệt là học môn văn.
*
Tôi nghĩ thế này:
1. Em học văn nhưng không tả đúng được con mèo của mình là lỗi ở em. Trong thực tế, một người nông dân không biết chữ họ không những tả đúng con mèo của họ mà còn mô tả vài câu có thể thấy được chân dung của một con người. Đó là nhờ khả năng quan sát của bản thân.
2. Môn văn không dạy em biết hết tất cả các điều nhưng sách thì có. Muốn thẩm tốt, viết tốt thì phải đọc sách và chịu khó quan sát, lắng nghe mọi người xung quanh.
Sách không có tác dụng gì với em hay vì em không đọc sách?
Em không học được gì qua những người xung quanh sao?
Khi thẩm tốt, viết tốt thì em có thể viết thư tình ấn tượng, viết đơn xin việc, viết quảng bá bản thân, viết lời thoại... đều OK.
3. Một nhà văn, gốc gác của họ chưa chắc đã học chuyên văn, chưa chắc đã học ở trường đào tạo viết văn; nhiều người làm báo, không học đại học báo chí mà rất nhiều người học tự nhiên và các ngành kỹ thuật..
Những người đó đều tự học và tự quan sát mà thành.
Ngành tài chính em học không thể dạy em tất cả vấn đề về tài chính vì bản thân ngành tài chính không phải bất biến cũng như thư tình thời trước khác với thư tình thời @.
4. Tôi không tin thầy cô giáo dạy văn nhất thiết bắt em phải tả hai mắt con mèo như hai viên bi ve. Cũng như thầy cô không nhất thiết bắt em tả con mèo đó chỉ màu đen hay màu mun. Họ có rập khuôn, máy móc là do giáo trình ngành giáo dục buộc họ như thế, nhưng họ không phải là người dốt.
5. Những mong muốn của em thực ra là soạn văn bản, đó cũng là loại văn mẫu. Chính em đạp lại sai lầm mà em muốn ly dị. Những thứ đó, chỉ cần hướng dẫn vài tiết cho một người học văn trung bình họ đều có thể làm được. Nhưng để làm giỏi thì phải phụ thuộc vào độ thẩm, khả năng quan sát, ứng biến của mỗi người.
6. Người có ý thức không bao giờ làm không được thì ly dị mà cái gì làm không được phải học cách làm cho được. Không học thầy thì học bạn.
Ông Trump không học trường dạy kinh doanh bất động sản và dạy làm tổng thống.
7. Người ta nói "Văn là người" chính vì những lẽ trên. Nó là một quá trình tích lũy, tự rèn dũa sau mới là thể hiện. Văn là người không phải viết văn hay thì người tốt mà nó cô đúc mọi điều trong đó.
Lá thư em như một lời cảnh tỉnh, nhưng tôi thấy, mỗi người nên tự cảnh tỉnh mình.
Báo chí phải có tính định hướng, có phản biện, không thể làm kiểu người khác nói gì thì mình nói lại y thế, không thể ăn thế nào ỉa ra thế đó.

CA SĨ THANH LAM VÀ BIỆT ĐỘI THANH TRỪNG

Ca sĩ Thanh Lam chê các ca sĩ phía Nam không biết nhạc nhưng được truyền thông lăng xê nên nổi tiếng, đúng đến đâu và sai như thế nào mình chưa dám bàn, nhưng stt này nói xí về cái sai.
Cứ cho là Thanh Lam sai hoàn toàn đi, nhưng nhiều người đã dùng những câu nói sai hơn để nói về một câu nói sai, xem ra chưa ổn.
Thanh Lam nói "tôi đặt câu hỏi về vấn đề này", đặt câu hỏi tức là còn nghi vấn, chưa khẳng định. Nếu ai biết thì chỉ cho cổ chứ sao chửi cổ?
Có cô người mẫu đăng đàn mắng Thanh Lam "chị im đi", cậu ca sĩ tuổi bằng con cô ấy thì lôi cả ông bố nhạc sĩ của cổ, bằng tuổi ông mình, ra chì chiết, mấy nhà bình luận thì nâng quan điểm Nam Bắc cứ như ban tư tưởng, người chơi fb thì chửi bới, miệt thị... Các báo thì a dua, ai nói chi ghi nấy, không chính kiến. Thấy kinh quá đi. Cứ như biệt đội thanh trừng.
*
Thôi, nói qua chuyện khác.
Bà con cho mình hỏi xí, vậy chơ ca sĩ là gì nhỉ? Nói rõ hơn ai thì được gọi là ca sĩ?
Mình ngu thì mình hỏi thôi, đừng chửi.
Vì mình nghĩ không thể ai biết hát cũng gọi là ca sĩ, nếu thế thì mình đây cũng là ca sĩ à?
Cũng không thể nói ai làm và sống bằng nghề hát thì gọi là ca sĩ, nếu thế thì người bán kẹo kéo, người hát xin ăn cũng là ca sĩ?
Ai được gọi là nhạc sĩ nhỉ? Mình thấy có mấy cậu làm đôi ba bài hát xi lô xi la, xướng giai điệu lên rồi nhờ người khác ký âm lại, xong lên sân khấu được giới thiệu là ca sĩ, nhạc sĩ X. nghe không thuận lắm.
Không phải ai biết làm thơ là nhà thơ, ai biết viết văn là nhà văn... Đại để thế.
Giọng ca là trời phú, trường lớp chỉ làm cho họ thêm căn bản chứ không thể biến giọng khò khè của con mèo hen thành tiếng tru của chó sói, rõ rồi, nhưng cũng phải có một tiêu chuẩn tối thiểu nào đó chứ nhỉ?
Hồi xưa nói ai đó là nghệ sĩ nghe ghê lắm, giờ ai có hát hỏng vài bài, đóng vài vai quần chúng trong phim cũng xưng là nghệ sĩ, vậy có đúng không?
Lệ Rơi là ca sĩ, nghệ sĩ?
*
Mình chỉ là một khán giả, một thính giả nên không rành chuyên môn, thế nhưng, khi Đức Trí viết ca khúc " Nắng có còn xuân" dùng được cái từ rất đắt, tí tơi, thế mà nhiều người gọi là ca sĩ hát thành tả tơi, TÍ TƠI khác TẢ TƠI hoàn toàn. Tả tơi thì còn gì là Đức Trí?
Hay Việt Anh viết câu cuối cùng trong ca khúc Chưa bao giờ là "như chưa bao giờ", họ hát thành "thà chưa bao giờ", NHƯ khác THÀ hoàn toàn, uổng công Việt Anh quá.
Mình nghe kể có người làm nghề hát mà không đọc rành chữ, phải truyền khẩu.
Vậy thì ca sĩ có cần tiêu chuẩn đọc và hiểu không nhỉ?
*
Hỏi thế đã, hôm sau bàn chuyện bà Lam sai đúng thế nào.
À, vậy chơ Thanh Lam đã viết bản kiểm điểm nhận "em sai rồi" và hứa khắc phục, phấn đấu, hưởng ứng phong trào do BS Truyện đề xướng chưa?
P/S: Đọc kỹ thấy Thanh lam nói tử tế đấy chứ!

ƯỚC MƠ LÀM... SẾP

Một lần, nói chuyện với đoàn viên thanh niên thành phố, đồng chí Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lúc bấy giờ có khuyên: “Các bạn cũng phải mơ ước một ngày nào đó sẽ làm bí thư, chủ tịch, phó bí thư… chứ không thể cam chịu làm đoàn viên mãi được”.
Mình không bình luận về câu nói vì người đọc dư sức hiểu, chỉ trích dẫn để nói rằng, có một thực tế là rất nhiều người có ước mơ làm... lãnh đạo.
Ước mơ chả có gì sai, chỉ có điều quá nhiều người ước mơ vào một vị trí, nói như dân gian, “ghế thì ít đít thì nhiều” mới sinh ra lắm chuyện.
Mình quan sát và thấy, hầu hết khi đi xin việc, ai cũng chỉ có một ước mơ là được vào vị trí đó, ở cơ quan đó, thế là vĩ đại lắm rồi. Khi vào rồi, dần dà mới thấy mình không thể ở ví trí đó, mình phải thế này, phải thế kia...
Cũng bình thường, như câu chuyện bà già 80 nửa đêm la làng bị hiếp dâm, khi mọi người chạy đến chẳng thấy gì mới mắng bả, bả thản nhiên nói, cuộc đời ai chả có ước mơ.
Chỉ là ước mơ thôi mà 
Có ước mơ để phấn đấu là tốt, nhưng dùng thủ đoạn để tiến thân thì không.
Mình chưa từng thấy ai kiện cáo, đấu đá nội bộ mà thành công cả, kể cả khi người bị kiện bị kỷ luật thì người ta cũng không sử dụng anh đi kiện.
Làm báo khá lâu mới nhận ra một điều, nếu nội bộ nào đoàn kết hoặc chí ít tuân thủ nguyên tắc thì đố anh nhà báo nào có được thông tin. Mọi chuyện cơ quan lộ ra cũng từ mâu thuẫn nội bộ.
(Mọi người ca ngợi thầy Khoa chống tiêu cực trong ngành giáo dục. Vụ việc thi cử đầu tiên thầy Khoa tố cáo mình OK, nhưng sau đó, họp hành, công việc, lúc nào thầy cũng ghi âm, quay clip đưa lên, ở cơ quan mà có một người như thế thì đổ điên chứ chẳng chơi, mình không thích cách đó của Khoa).
Nội bộ có vấn đề thì góp ý, góp ý không sửa thì đưa ra cuộc họp, họp hành không giải quyết được thì báo cáo lên cấp trên... nếu như không được nữa thì mới dùng đến truyền thông. Chứ chuyện gì “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường” thì không được.
Trong cuộc đời, mình trân trọng nhất là sự trung thành. Nếu được làm sếp, mình sẽ đánh giá nhân viên qua sự trung thành, coi đó là tiêu chuẩn số 1.
Trung thành ở đây không chỉ là trung thành với sếp mà trung thành với cả cơ quan mình. Sự trung thành đó biểu hiện khi đơn vị gặp khó khăn nhất mình cùng chung lưng gánh vác để vượt qua chứ không tháo chạy. Trung thành ở chỗ đấu tranh để tiến bộ chứ không phải để tranh giành, phá đám.
Hiện nay, nhiều đơn vị tuyển người nhìn vào CV và đánh giá cao họ đã từng làm chức vụ này chức vụ khác ở đơn vị này đơn vị khác, nếu mình làm sếp mình không thích người nhảy việc như nhảy cóc đó. Thà mình nhận một người rồi đào tạo dần họ lên còn hơn. Bởi vì, người có CV đẹp đó không gắn bó với cơ quan khác thì chắc gì họ đã gắn bó với mình? (Đây chỉ là quan điểm cá nhân của một người già  )
Nhưng trung thành thì phải trung thực chứ không phải trung thành mù quáng. Thấy sếp làm không đúng thì phải góp ý, tranh luận cho ra nhẽ, xong rồi thì thôi, coi đó là chuyện nội bộ, không mang bức xúc nói ra ngoài.
Trường hợp gặp người sếp dốt, góp ý nhiều lần không nghe thì thôi, bỏ. Đó là cách chẳng đặng đừng nhưng lại là cách duy nhất.
Nhưng bỏ rồi thì thôi, đừng mang câu chuyện cơ quan cũ đến cơ quan mới hoặc tám ở ngoài. Kiểu nói cho mình oai lên. Mình cam đoan, người làm sếp họ rất để ý chuyện đó, cho dù họ không nói ra nhưng trong bụng sếp mới sẽ đánh giá về bạn và bạn rất khó để chiếm được sự tin cậy của họ. Vậy thì công việc của bạn khó rồi.
Ước mơ làm sếp, OK, làm sếp mới có điều kiện biến ý tưởng của mình thành hiện thực, OK. Nhưng phải lượng sức mình.
Theo quan điểm của mình, bao giờ làm một công việc, đảm đương một vị trí dưới sức mình một tí thì sẽ rất nhẹ nhàng, vui vẻ, nếu không thì sẽ rất căng thẳng, căng thẳng thì dễ sinh ra sai lầm...
Người đeo đuổi quyền lực sẽ như người suốt đời đeo một tảng đá vào cổ. Mệt mỏi và phù phiếm lắm!
Cơ quan, nơi làm việc, là ngôi nhà thứ hai của mình. Làm sao để mỗi sáng thức dậy mình thấy nhớ nó và muốn đến đó sớm hơn.
Cuộc đời thế là vui rồi.

CÁI GÌ CŨNG BIẾT, VẬY NÊN BIẾT NOTE NÀY

Hôm qua, mình có viết stt đố chị em biết Chủ tịch Hội LHPN VN, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh/thành, huyện thị mình là ai, là để nói lên một thực tế, thời nay, nhiều người cái gì cũng biết mà cái gì cũng không biết. Không cứ gì Hội LHPN, các cơ quan khác cũng thế thôi.
Hôm nọ cơ quan Phương nhà mình công tác tuyển phóng viên, biên tập viên, xong về, mình có hỏi chuyện xem vòng phỏng vấn thì hỏi cái gì, cô ấy nói dài không nhớ, chỉ nhớ có câu hỏi lãnh đạo chủ chốt của Đà Nẵng là ai, lãnh đạo cơ quan mà các ứng viên tuyển vào gồm những ai, tự nhiên rất thú vị với câu hỏi này, đơn giản vậy đấy nhưng lắm ứng viên đạp vỏ chuối chứ chẳng chơi. 
Nhớ mấy lần cơ quan mình tuyển người, mình đọc cái đơn dự tuyển mà điên cả cái đầu. Cơ quan mình chỉ là một văn phòng, họ cứ nhất định kính gửi ông Giám đốc hoặc Tổng biên tập Báo Thanh Niên miền Trung. Báo không có giám đốc, văn phòng không có tổng biên tập, văn phòng tại miền Trung chứ không phải Báo Thanh Niên miền Trung. Ít ai viết đúng Văn phòng đại diện Báo Thanh Niên tại miền Trung 
Đáng lẽ loại từ vòng gửi xe nhưng sợ “bỏ sót nhân tài” nên cũng để dự phỏng vấn. Mình chưa biết được kiểu hỏi của cơ quan bà xã chứ biết thì học theo hỏi cũng vui. Ví dụ như hỏi họ tên của Tổng biên tập, Tổng thư ký Tòa soạn Báo Thanh Niên coi họ biết không.
Nhưng nhớ lại, có người phỏng vấn xong, về ngồi tầng 1 uống nước trà, hỏi người nhà mình, cái anh Thinh Babel làm gì mà hỏi phỏng vấn ở báo mình thế anh. Anh PV hỏi lại, chứ sao biết anh Thịnh Babel, trả lời, vì có đọc facebook anh đó. Hehe.
Nhớ chuyện anh Đặng Thanh Tịnh, hồi còn làm Phó tổng biên tập báo Thanh Niên đi lên thang máy, một cô phóng viên (mới vào làm việc vài tháng) đi cùng, hỏi, bác ở ban nào, bác? Anh Tịnh đùa lại, ở Ban Bảo vệ. Cô ấy hỏi lại, bác ở bảo vệ sao mấy lần cháu đến cơ quan, thấy bác đứng nói chuyện mà không xếp xe cho cháu? Anh Tịnh là người ký quyết định cho cô ấy. 
Người trẻ bữa ni lạ quá ha.
*
Đọc trên các báo, bây giờ, cũng nhiều cái lạ. PV viết đã đành nhưng tòa soạn cũng để y nguyên, ví dụ hay viết các chức danh sai, khi nói anh có thể nói ông chủ tịch tỉnh, nhưng viết nhất định phải cho đúng là Chủ tịch UBND (hay chủ tịch HĐND) tỉnh. Viết thế nhưng mà cơ quan nào ra cái văn bản sơ suất thì chẻ hoe ra ghê lắm. Mấy đứa thảo văn bản chắc cũng đại khái như mấy anh PV viết thế thôi. Viết không chỉn chu nó cũng thành thói quen. Sếp không chỉnh chu cũng thành thói quen.
Có lần vui chuyện với Hiệu trưởng một trường đại học, mình đề nghị, chương trình chính trị học thì dài mà lý thuyết quá, nên đưa vào một học phần về hành chính nhà nước chứ thấy các em tơ lơ mơ lắm. Ông hiệu trưởng bảo có chứ có chứ. Mình lên lớp đố sinh viên năm 4, UBND khác HĐND chỗ nào, chịu!
Mình có khuyên sinh viên nếu có điều khiện, nên xin bố mẹ tiền học lái xe ô tô đi (hồi đó trường này có mời thầy về dạy cho cán bộ tại trường vào buổi tối, rất tiện lợi), thay vì sắm cái máy ảnh mấy chục triệu thì dùng cái máy ảnh vừa phải, dành ra 6 triệu mà học lái xe (nhiều bạn sinh viên báo chí dùng máy ảnh, laptop, điện thoại di động còn xịn hơn cả mình, nhà chưa chắc đã có điều kiện nhưng cứ quan trọng hóa là học báo chí phải này này nọ nọ nên gia đình phải ráng thôi). Sau này anh dự tuyển vào làm một dự án nào đó (nhất là của ngước ngoài) thì đó là một lợi thế. Ở cơ quan nào khác cũng vậy thôi, rất lợi thế.
Xe dòng nào, hãng nào, chạy qua biết liền, nhưng chỉ không biết lái nó mà thôi 
Sinh viên có nhiều thời gian nhưng không chịu học ngoại ngữ, ngoại ngữ chính khóa cũng lười học luôn. Chém gió kinh lắm nhưng gặp người nước ngoài thì ngọng cả miệng. May ra thì chỉ Yes, yes, no, no...
Đứa nào cũng kêu sợ là sợ ngữ pháp, mình nói, bỏ ngữ pháp đi, học từ vựng, biết nhiều từ chí ít cũng nghe và đoán được, nói lại họ thì cứ ghép bừa vào, họ đoán được hết. Gặp người nước ngoài cứ chém búa xua đi, đâu ai cười mà sợ. Sau đó mới nói chuyện ngữ pháp. Không biết từ mà ngữ với pháp cái gì? (Cái này cũng có sai ở chỗ cách dạy ngoại ngữ trong trường cứ ngữ pháp, ngữ pháp... làm họ sợ là phải).
Đừng nói cái gì cũng biết chỉ ngoại ngữ là không biết.
Không rành ngoại ngữ nhục lắm! Đừng nói 4.0, một chấm cũng chưa xong.
*
Nhiều bạn trẻ có thói quen ỷ vào Google nên không tạo thói quen phải nhớ. Ngay cả tên người. Đến một chỗ nào đó, thậm chí ngồi trong một bàn, người ta giới thiệu hẳn hoi nhưng không chịu nhớ, sau phải hỏi đi hỏi lại, rất mếch lòng.
Tập thói quen nhớ tên (để nhớ, khi người ta giới thiệu nên liên tưởng tên người đó với một đặc điểm họ có), khi trò chuyện, nhắc tên (nếu được thì cả họ) làm người ta rất thiện cảm.
Mình có một thói quen, lâu ít ai nhận ra, sau này thầy Hà Văn Thịnh viết chuyện gì đó có đề cập, rằng Nguyễn Thế Thịnh nhắc đến bất cứ ai cũng nói cả họ và tên.
Mình làm thế là tôn trọng người khác, tức là để tôn trọng mình.
Bọn trẻ có thể vòng tay thưa bác, xem ra lễ phép lắm, nhưng mặt ngoảnh nhìn... bờ tường.
Người trẻ sang chảnh, dùng quả táo cắn dở, cầm trên tay suốt ngày, họ có thể biết Job, nhưng ít ai biết Steve. 

NGÀY XƯA TÔI KHÔNG PHẢI NHƯ BÂY GIỜ!

Vợ chồng tôi đã có cháu nội.
Nhiều khi, tôi phải làm mặt lạnh để kiềm chế bớt độ “cuồng” cháu của vợ và con gái.
Mỗi chiều, đi làm về, cả mệ và o (nhà tôi vẫn gọi thế) lao về nhà cháu nội, để mình tôi ở nhà, nấu cơm, dọn ra bàn và xem clip gửi qua viber. Tôi hạn chế đến cháu hơn vì như đã nói, phải có người tiết chế.
Thực sự, nhiều khi không kiềm chế nỗi, cứ muốn đưa lên Facebook để khoe với mọi người, nhưng vì tôn trọng thỏa ước gia đình, không post hình cháu khi còn nhỏ.
Chắc ông bà nào cũng thế cả, nhưng tôi có khác hơn chút, là vì, thời chiến tranh, nghĩ mình không thể sống để trở về, thế mà không những trở về, mình lại có vợ, có con và giờ là có cháu. Vĩ đại vô cùng.
Cháu tôi có gương mặt đầy biểu cảm, tràn đầy năng lượng, nhìn vào thấy cuộc đời mình tươi vui, rất đáng sống .
Mới đây, cháu bống dưng thỉnh thoảng có nụ cười, mọi người gọi là “cười kiểu ông nội”. Đó là mọi người đang nói về nụ cười của tôi, bao giờ cũng dè dặt, cười kiểu... cẩn trọng. Chắc nó còn nhỏ nên mỗi giai đoạn lại học thêm một cái gì đó khác trước thôi.
Thực ra ngày xưa tôi không như thế.
*
Thời đi học, tôi gầy, nhỏ, da trắng, có lúm đồng tiền, hay bị người lớn bẹo má vì... xinh trai.
Tôi vẫn như thế cho đến sau giải phóng, ra học ở trường quân sự rồi lên biên giới phía Bắc, tự nhiên thành một người khác. Mặt không biểu cảm, không cười, mọi biến cố cuộc đời xẩy ra xung quanh không làm mặt tôi thay đổi.
Tôi trở nên hay cáu gắt, ghét người nói nhiều. Trả lời ai trực tiếp hoặc qua điện thoại chưa đến 30 giây. Định mức tiền điện thoại cơ quan trả dùng không hết, luôn thừa.
Tôi ít khi chia sẻ với cả người thân trong gia đình. Thỉnh thoảng lại còn “bỗng dưng nổi nóng”. Ra đường, gặp chuyện gì đó, đáng lẽ nói năng cho từ tốn thì lại nổi đóa ngay. Dù sau đó xin lỗi họ nhưng xem ra cũng thật tệ.
Tệ hơn, lâu rồi, đâu như năm 1990, có lần chủ trì cuộc họp, tôi nhảy phắt lên bàn, phi vào người cuối dãy một phát. Thật điên.
Khi chuyển ra dân sự, mọi người hay cất giữ những kỷ vật, chí ít cũng là bộ quân phục, tôi đã không để lại một thứ gì. May mà có mấy tấm hình lúc bộ đội gửi về cho gia đình được cô em gái cất giữ mới biết ngày đó mình thế nào.
Người Hy Lạp cổ gọi đó là hội chứng “Điên loạn thiêng liêng”, trong thế chiến gọi là “Suy nhược thần kinh hậu chiến”, sau chiến tranh VN, người Mỹ gọi là Rối loạn stress sang chấn... Không thấy VN gọi là gì.
Mọi người nghĩ tôi (và nhiều đồng đội khác) là người bình thường nhưng thực ra (chúng) tôi chẳng bình thường. Bi kịch là, chẳng ai chia sẻ và thông cảm điều đó. May ra, hàng năm, đến ngày thành lập QĐND 22.12 có một cuộc bia bọt bét nhè, tưng lên hát nhạc lụy tình gọi là... chào mừng!
*
Đôi khi có nghĩ, giá như mình được như ngày xưa thì vợ mình, con mình, cháu mình, cộng sự mình, bạn bè mình... sẽ dễ chịu hơn, nhỉ?
Nghĩ thôi, chẳng trách. Đứa nằm trong nghĩa trang cũng chẳng trách nữa là mình.
Với lại, mình cười không quan trọng, quan trọng là mang lại nụ cười cho người khác, ha.

THE AMERICAN WAR

Trên mạng, nhiều bác thú nhận chưa xem, xem lớt phớt hoặc chưa xem hết 10 tập phim The Vietnam war nhưng vẫn bình luận đại để, phim làm hay nhưng mà thế này thế kia... Vui thật. Các bác già, đâu có sức coi 2 ngày, mà đọc phụ đề có kịp đâu mà bàn với luận, ha.
Mình xem kỹ, tua đi tua lại nhiều đoạn, chép vào sổ những thoại hay và các điểm khác với những gì mình biết lâu nay. Hôm nay trời mưa không ra bàu hái sen được nên viết chút:
1. Bộ phim trên, theo mình, nên đặt tựa là The American war thì chính xác hơn. Vì thực sự, các nhà làm phim từ góc nhìn của người Mỹ, cố gắng lý giải cho người Mỹ hiểu vì sao 5 đời tổng thống theo đuổi chiến tranh VN và vì sao nước Mỹ bị phân hóa sâu sắc như thế. Đó là cuộc chiến tranh của họ.
2. Bộ phim không được lưu hành ở VN và trên mạng cũng bị gỡ, điều này thì mình hơi lạ, vì theo quan điểm cá nhân, cần có nhiều góc nhìn càng tốt. Người Mỹ làm phim nói về thất bại của họ để họ không còn thất bại hoặc ít sa lầy hơn thì ta cũng nên xem họ đánh giá điều đó thế nào để rút ra bài học, bài học không trả học phí.
3. Theo mình đoán, cấm lưu hành là do mấy đoạn nổi cộm: Đoạn nói về Tổng bí thư Lê Duẩn lấn át Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoạn sau Mậu Thân, cộng sản rút quân và "giết nhầm hơn bỏ sót" hàng chục ngàn người. Một số đoạn khác nữa nhưng không đáng kể.
4. Cá nhân mình rất phục cách dẫn giải của bộ phim. Ngày xưa học lịch sử, sau ở học viện học chính trị, mình đau đầu với các loại chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, VN hóa chiến tranh...rồi các chiến thuật bám thắt lưng địch mà đánh...và rất khó nhớ thời gian. Nhưng xem phim này họ diễn đạt rất đơn giản, rõ ràng, nhớ mà không thể quên luôn.
5. Xưa mình nghĩ Mỹ sang VN vì khai thác nguồn lợi kinh tế của thuộc địa. Nay xem mới biết, cả 5 đời tổng thống sa lầy ở VN cũng chỉ nhằm mục đích ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản mà thôi.
Cuộc đó hai phía tư bản và cộng sản chọn VN làm cái bàn cờ để chơi.
6. Mình hiểu thêm lý do Mỹ thất bại. Đó là vì trên bảo dưới không nghe. Lính đi càn đốt nhà, hãm hiếp, giết người như say máu, đẩy người dân đi theo cộng sản để chống lại, vì thế càng ngày càng nhiều kẻ thù, thua.
7. Bỏ ra 10 năm làm phim, công phu thì có nhưng nói hay thì chưa hẳn là thật hay. Ví dụ những người được chọn để phỏng vấn chưa thật xuất sắc. Nhưng dựng phim quá giỏi và sử dụng âm nhạc thì quá đỉnh.
Hồi trước thích câu đại ý: Chiến tranh không có ai thắng ai thua, chỉ có nhân dân là thất bại. Phim này nói: Chiến tranh phải có thắng, bại. Mỹ đã bại, VN thắng vì họ đạt được mục tiêu thống nhất được đất nước của họ. Rất sòng phẳng. Thích kiểu Mỹ.
*
P/S: Những người có trách nhiệm muốn cấm lưu hành phim này nên bỏ công xem hết nó, đừng nghe qua tham mưu. Không phải vì họ dốt mà vì họ thiếu trách nhiệm nên tham mưu cấm cho... an toàn.
Các bạn nên bỏ ra 2 ngày cuối tuần xem phim này để sau khỏi lăn tăn với câu hỏi vì sao. Cái chính là bạn có kiến thức về lịch sử và nhận thức để khỏi phải nghe ai.

MÀY QUÊ ĐÂU hay CÂU CHUYỆN NHIÊU KHÊ VỀ LÝ LỊCH

Bọn trẻ có đứa chưa chắc trả lời đúng câu này.
Nhiều đứa không biết quê, trừ trường hợp lớn lên khai lý lịch phải hỏi, nhiều đứa chắc chắn chưa từng về quê.
Vì theo luật VN thì con khai quê của bố, bố lập nghiệp phương xa sinh ra con trai, con của con trai lại phải khai sinh quê theo bố...Cứ thế.
Mình không ít lần đi thẩm tra lý lịch cho cộng sự, tìm về quê, không một ai biết. Có gia đình đã đi cách đây 6 đời, bố thằng Tây cũng không biết chứ nói chi dân thành phố vốn nhà ai nấy biết  .
Có trường hợp ở ngay Non Nước, Đà Nẵng đây thôi, lục cả gia phả họ Huỳnh lẫn họ Hoàng cũng không ra.
Vô cùng khó khăn.
Ngày trước, có lần có người nhờ mình về xã Quảng Long, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình tìm thôn có tên Tượng Sơn, hỏi cho ra gia phả vì anh Trịnh Công Sơn (lúc đó còn sống) nói quê ảnh ở đó.
Mình đi ba lần bảy lượt, chịu.
Vậy thì nên quy định khai quê quán thế nào?
Còn vẫn theo nguyên tắc này thì phải thay đổi cách thẩm tra lý lịch thế nào chứ không thì khổ bọn trẻ quá?
*
Nếu ai hỏi mình: Mày quê đâu? Thí mình dẫn giải thế này này: Gốc gác Hưng Yên, di cư vào Nghệ An, sau đó tiếp tục vào Quảng Bình.
Khi vào Lệ Thủy, Quảng Bình ông khai khẩn vẫn là họ Bạch. Tên Bạch Hào. Các cụ bô lão kể lại, ông họ Nguyễn Thế nhưng do chống Chúa Trịnh nên cải họ. Đời sau mới lấy lại chính họ là Nguyễn Thế. Nhưng các cụ không biết vì sao lại lấy họ Bạch mà không lấy họ khác.
Nếu không thì bây giờ mình là Bạch Thịnh.
Họ khác nên có thể số mệnh cũng đã khác   
Nhưng cũng may không làm lãnh đạo chứ làm nó kiện, sao họ Bạch đổi qua Nguyễn của bác Trọng cũng mệt chuyện.
Nhưng để họ Bạch được cái oai, ai kêu mình cũng phải Bạch Thịnh, ngang ngữa với bạch thầy! 

“BẢNG TẦM NHÌN"

Mình có cái tật đã cầm quyển sách nào thì đọc bằng hết mới ngồi dậy. Thích nằm đọc hơn là ngồi. Trắng đêm là chuyện bình thường.
Phim xem nhiều lần là "The Secret" (Bí mật luật hấp dẫn). Hơn chục lần. Bộ phim này nói đại để là, vũ trụ có lực hấp dẫn, ai hay nghĩ điều gì thì vũ trụ sẽ phản hồi năng lượng về điều đó lại với họ. Vậy thì hãy suy nghĩ tích cực để nhận được năng lượng tích cực.
Có hai quyển sách đọc nhiều lần và lật giở coi lại nhiều lần từng đoạn, đó là “Lời tự thú của một nhà báo Mỹ” của Tom Plate và “Nghĩ lớn để thành công” của Donad Trump.
Sách của Tom thì có lần nói rồi, giờ nói quyển sách của Trump.
*
Ngoài câu nói quá nổi tiếng "You're fired" (Bạn đã bị sa thải), Trump còn có những suy nghĩ không giống ai. Trong quyển sách nói trên, có hai chương khiến mình vô cùng phân vân nên phải đọc nhiều lần. Đó là hai chương chương Hành động trả đũa và Hợp đồng hôn nhân. Điều kỳ lạ là mỗi lần đọc lại hiểu mỗi khác.
Trong “Hành động trả đũa” , Trump nói đại ý thế này: Nói thật, tôi luôn trả đũa những người rắp tâm hại mình. Và ông khuyên: Khi ai đó đối xử tệ với bạn, hãy trả đũa thật đích đáng. Khi ai đó công kích bạn, hãy cho họ nếm mùi tương tự. Hãy tấn công những đòn thích đáng để những kẻ mom mem ý định chơi xấu bạn phải mở to mắt ra mà nhìn để biết bạn là ai và từ bỏ ý định đó đi. Nếu người nào đó đã phạm sai lầm và biết nhận lỗi, hãy tha thứ và khuyến khích họ tiến bộ nhưng đừng bao giờ tin tưởng họ lần nữa...
Những điều này có vẻ như trái với những nguyên tắc của người Á Đông mà từ lâu mình đã nhập tâm. Hồi đầu mình thấy có gì đó sai sai, nhưng đọc những ví dụ và phân tích của ông lại thấy có lý.
Vì chưa thông nên vẫn tiếp tục đọc lại.
Thích Trump 5 điều, một là phải nghĩ lớn để thành công; hai là đam mê; ba là tin vào bản năng: bốn là phải kiến tạo may mắn; năm là đừng bao giờ lơ là mục tiêu.
*
Đọc chương “Đừng bao giờ lơ là mục tiêu” mới nhớ đến câu chuyện làm một cái bảng tầm nhìn trong"The Secret".
Bạn hãy treo một cái bảng lên tường trước bàn làm việc, ghi hoặc dán ảnh mọi điều mình sẽ làm hay mình mơ ước lên đó, hàng ngày nhìn vào nó và thật ngạc nhiên, bạn sẽ đạt được nó. (Cái này có thể hiều là đừng lơ là mục tiêu).
Cách đây mấy năm, khi xem phim này, mình đã học theo và làm một cái bảng như thế. Trên cùng mình ghi mấy điều liên quan đến sức khỏe và sự bình an, dưới mới là công việc...Mình có lòng tin vào cái bảng tầm nhìn đó. Rất tin.
Vậy thì Trump sai nếu ông cứ nghĩ đến việc trả đũa và cái hợp đồng hôn nhân của ông. Hèn gì nó cứ vận vào ông.
Nhưng vì sao ông lại thành tổng thống? Đó mới là câu hỏi cần đọc nhiều lần mới ngộ được. .
Nhưng mọi người cứ thử làm cái bảng tầm nhìn xem sao. Mình tin là rất tốt.
Nếu chưa làm được thì mỗi sáng thức dậy đi đánh răng, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp. Vũ trụ sẽ hấp dẫn năng lượng tích cực cho bạn.
Người luôn nghĩ điều xấu tự họ sẽ nhận năng lượng tiêu cực thôi.
Đâu có mất gì, hãy thử đi.
  
***
(Tường fb cũng là cái bảng tầm nhìn đấy nha)

KỂ CHUYỆN SẾP

Không tính thời bộ đội, khi ra dân sự thì sếp đầu tiên là chú Phạm Xuân Thích. Chú Thích làm Tổng biên tập Báo Dân, sau đổi là Bình Trị Thiên.
Vào làm việc đâu như một năm, một hôm chú đạp xe đến cơ quan thì thấy ba mình, ổng mới vô thăm, mình ở cái phòng tập thể 8 mét vuông trong khuôn viên của báo, chung với thằng Úy kế toán.
Chú dựng xe chạy đến, chào rồi nói, thằng này là con anh mà răng nó không nói với tui trời, tui biết mô.
Té ra chú là lính cũ của ba mình.
Đó là một ông già nghiêm khắc và bản lĩnh. Nhớ lần chú cự cả Bí thư Tỉnh ủy và Trưởng ban Tuyên giáo vì ông tuyên giáo viết một bài, nói quan điểm của Tỉnh ủy, bảo đăng nhưng chú nói quan điểm như thế không đúng nên chú không đăng.
Ngày đầu tiên nghỉ hưu, chú chở cái điện thoại bàn và một cuộn dây quấn tròn, điện thoại cơ quan lắp ở nhà riêng cho chú, trả lại. Chú dặn, hết tháng thì cắt hết các loại báo đặt cho tui. Hồi đó đâu như chỉ hai tờ Nhân dân và QĐND thì phải.
Về hưu, chú thuê thầy ở Học viện Âm nhạc dạy piano (chú đánh mandolin rất thiện nghệ). Chú nói học cái gì thì phải đến nơi đến chốn.
Rất phục chú.
*
Sếp thứ hai là anh Đỗ Quý Doãn.
Anh Doãn hơn mình một tuổi nhưng khai gian, tăng tuổi để đi bộ đội nên về hưu sớm.  Anh học báo chí ở Lomonosov về. Làm sếp khá sớm, là tổng biên tập trẻ nhất hệ thống báo Đảng lúc bấy giờ.
Mình biết anh là người không hoàn toàn ưa mình vì cá tính, còn công việc chuyên môn thì anh giao hết.
Hồi đó báo chí chống tiêu cực rất mạnh, đụng chạm nhiều. Nhiều lần đối tượng bị phê bình (là quan chức) đến Tòa soạn gây gổ, anh không cho phóng viên viết bài hay Thư ký tòa soạn là mình tiếp mà anh tiếp. Có ông lớn tiếng, anh đuổi thẳng cổ, bảo ông không được đến làm loạn ở đây, có gì về viết công văn phản hồi, tôi sẽ giải quyết,
Họ về rồi anh mới kêu bọn tôi lên phân tích chỗ nào đúng, chỗ nào non tay, sơ suất. Nhưng thường thế, nói ồn ào nhưng chẳng có cha nào làm công văn vì sợ bây hôi.
Sau mình có học được anh cách này. 
Cái gì anh cũng kiên quyết, rõ ràng, chỉ có cái, mấy đứa em đồng nghiệp khi nhậu tưng lên điện thoại hành anh cả đêm anh vẫn nghe, nói rủ rỉ rù rì, không bao giờ ngắt máy trước.
*
Khi anh Doãn lên chức cao hơn thì anh Nguyễn Thanh Ba làm sếp. Anh Ba là người thông minh, nhạy bén nhưng có cái dở là hơi thiên kiến.
Có lần, anh chuyển về một bài viết của CTV, mình đọc xong ghi bên góc: Không đăng! (Hồi đó nội bộ lãnh đạo tỉnh có dấu hiệu mất đoàn kết).
Chiều duyệt ma- két không thấy bài, anh kêu mình mang bài đó lên rồi viết vào góc dưới chữ của mình: Đăng số ngày mai. Xong có lẽ vì giận, anh ký phía dưới, gạch một cái rách cả giấy.
Báo ra, anh bị cách chức. Không biết quy trình thế nào mà nhanh như máy, ngay và luôn.
Xong, Ban Kiểm tra Tỉnh ủy kêu mình làm giải trình. Mình nói sự việc như kể trên. Họ ra nhà in lục lại bản thảo, thấy mình ghi không đăng nên thôi, không nói gì.
*
Anh Phạm Xuân Lục từ Đài PTTH về làm Tổng biên tập.
Nhớ nhất chuyện họp chi bộ, anh hỏi vì sao không kết nạp ông Thịnh vô Đảng. Mọi người nói sao thì mình không rõ nhưng có người ghi âm cuộc họp đó lên báo cáo Tỉnh ủy.
Tỉnh ủy mời lên làm việc. Cụ thể sao không biết nhưng anh kể lại, tao nói với họ là tôi nói thế không đúng à? Nó làm thư ký tòa soạn kiêm trưởng phòng phóng viên từ 1989 đến nay cũng đã 7 năm, báo hay, không có sai sót, thế nó tốt hay xấu mà không kết nạp?
Hôm kết nạp Đảng cho mình, anh Hồng Lợi lái xe cơ quan, anh Lợi là chúa phê bình người khác, phụ trách loa máy, đến khi hô chào cờ, chào, anh bấm nút: “Làng quan họ quê tôi...”. Cười bể bụng.
Tớt trước kể, anh Lục kêu cho mình đi học cao cấp chính trị để quy hoạch, mình lắc, ảnh nói mình điên 
Gần đại hội Đảng thì có đơn kiện một chuyện cực kỳ vớ vẩn. Vì thời gian ngắn không xác minh kịp nên ảnh bị rút tên khỏi anh sách bầu Tỉnh ủy viên. Kỳ. Anh chuyển công tác.
*
Anh Tạ Đình Nam là Phó tổng trúng Tỉnh ủy viên, làm tổng.
Mình gọi anh Nam bằng thầy vì khi đi bộ đội về học ảnh đang dạy ở Khoa Văn, ĐHTH Huế. Lúc đó ảnh bị kỷ luật hình như để lộ đề thi gì đó nên làm trên khoa, không dạy. Anh Nam là người rất lành, mỗi cái là ảnh hay nghe người hay nói với ảnh, đâm cái gì ảnh cũng nghi.
Ảnh cũng hay viết bài từ tư liệu, kiểu bổn cũ soạn lại. Có lần mình nói với ảnh, từ nay viết, tất cả từ lâu nay anh viết dấu hỏi thì nay viết lại dấu ngã và ngược lại, như thế em đỡ sửa hơn. Ảnh cười rất hiền, thừa nhận liền, nói răng hỏi ngã tau không phân biệt được mi 
Hôm mình nộp đơn xin nghỉ phép để đi liên hệ xin chuyển công tác, ảnh ký liền. Đoạn nói, nếu xin không được đâu thì về anh em làm với nhau cho vui. Mình cám ơn, gấp đơn lại bỏ vào túi, xong chìa ra tờ quyết định tiếp nhận của Thanh Niên.
Ảnh cười rất hiền, bảo: Mau hè.
Anh cùng cơ quan đi tham quan về, tắm rửa, nghe một cuộc điện thoại rồi ngủ luôn. Hình như năm đó anh mới 53.
*
Kể thêm chút, lúc anh Nam làm tổng, có mấy anh trong cơ quan đặt vấn đề, kêu anh coi lại, Nguyễn Thế Thịnh vì sao lại có thể làm được Thư ký Tòa soạn cho 4 đời tổng biện tập? Chắc là thằng ba phải. Anh Nam nói, nó ba phải sao cản sếp không đăng bài? Không phải mô.\
Nói thế chứ thực ra mình cũng chẳng biết vì sao, mình cứ làm thôi, ai nói, kệ. Rồi nghĩ: Làm cái gì dưới sức mình một tí thì nó dễ dàng hơn. Làm cái gì để không bị lăn tăn thì làm. Nghĩ gì thí cứ nó ra cho nhẹ.
Giờ về lại cơ quan cũ, mấy đứa toàn nhắc lại câu mình nói như thể trích dẫn sách. Vui ghê luôn.
*
Các sếp tiếp theo kể sau. 
Cách đây mấy năm, xin Tổng biên tập Nguyễn Quang Thông cho thôi làm trưởng văn phòng để sang làm Giám đốc Nhà in báo ở Đà Nẵng của Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên, lý do là làm lâu ở một vị trí nó đâm chủ quan và không còn sáng tạo. Nói mãi ảnh cứ bảo để đó tính. Có lần họp văn phòng, trình bày lại chuyện đó với ảnh, ảnh nói thôi anh cứ làm đi, đến tuổi không làm quản lý rồi tính.
Đến tuổi, ảnh ký hợp đồng lại làm một số công việc cụ thể, gặp ảnh nói xin qua một tờ khác, làm này làm nọ, ảnh chỉ nói mỗi câu. Thế rồi không đi. Giờ mới có lương dù tháng nào trừ hết tháng đó, hết năm này mới trừ xong thuế thu nhập cá nhân 214 triệu đồng còn nợ, xong thì nợ thuế năm nay