Thiên hạ đang àm ào về chuyện 5 ca khúc bị cấm. Tôi là người ngoại đạo âm nhạc, không dám bình, chỉ nhớ lại câu chuyện này nên kể vui:
Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên tách làm ba, mỗi tỉnh đều trở về địa giới cũ. Hồi đó có nhiều người khá cực đoan, sự cực đoan thể hiện luôn qua tư duy của người lãnh đạo. Còn nhớ hồi đó TP Huế phát động một ngày tổng vệ sinh dọn rác rưởi, ý rằng dọn sạch những thứ của Quảng Bình, Quảng Trị mang vào lâu nay. Nhiều nơi còn lấy chổi, bồ kết đốt xông xú uế :P
Nhiều người bạn Huế từng rất thân với chúng tôi cũng hô hào nhiều câu khiến tôi đến nay vẫn còn nhớ y nguyên.
Nhiều người bạn Huế từng rất thân với chúng tôi cũng hô hào nhiều câu khiến tôi đến nay vẫn còn nhớ y nguyên.
Người Quảng Bình cũng cực đoan không kém.
Trong một cuộc liên hoan ngày tái lập tỉnh, có mời nhạc sĩ Hoàng Vân, người sáng tác bài Tỉnh ca nổi tiếng "Quảng Bình quê ta ơi".
Trong cuộc đó, mấy cụ hưu trí cấp cao đề nghị Hoàng Vân sửa lại ca từ đoạn :Muôn người như một gửi về Trị Thiên tấm lòng sắt son...". "Nó đối xử với mình như thế thì mình sắt son làm gì?". Nếu Hoàng Vân không sửa thì đề nghị tỉnh cấm hát bài đó. :P
Trong một cuộc liên hoan ngày tái lập tỉnh, có mời nhạc sĩ Hoàng Vân, người sáng tác bài Tỉnh ca nổi tiếng "Quảng Bình quê ta ơi".
Trong cuộc đó, mấy cụ hưu trí cấp cao đề nghị Hoàng Vân sửa lại ca từ đoạn :Muôn người như một gửi về Trị Thiên tấm lòng sắt son...". "Nó đối xử với mình như thế thì mình sắt son làm gì?". Nếu Hoàng Vân không sửa thì đề nghị tỉnh cấm hát bài đó. :P
Lúc đó nhạc sĩ Hoàng Vân đứng lên, giọng rất từ tốn, ông nói đại ý rằng, mỗi tác phẩm nghệ thuật đều hướng đến giá trị vĩnh cửu, giá trị của loài người. Rồi ông khẳng định luôn, ông không sửa và không cho ai sửa lời bài hát của ông.
Nói "Quảng Bình quê ta ơi" là bài tỉnh ca, thực tế, tôi thấy rất nhiều người thuộc, rất nhiều người hát, không cứ gì người Quảng Bình.Chứng tỏ, ca khúc đó có một sức sống rất mảnh liệt.
Trở lại mấy bài hát bị cấm.
Trước hết, tôi nghĩ, mọi người có thể tranh luận những không nên miệt thị người khác. Ông Nguyễn Lưu hay Nguyễn Thụy Kha nói ra suy nghĩ thì đó chỉ là suy nghĩ cá nhân các ông ấy thôi và chúng ta cũng nên làm quen với những suy nghĩ trái chiều, đừng đồng phục suy nghĩ.
Trước hết, tôi nghĩ, mọi người có thể tranh luận những không nên miệt thị người khác. Ông Nguyễn Lưu hay Nguyễn Thụy Kha nói ra suy nghĩ thì đó chỉ là suy nghĩ cá nhân các ông ấy thôi và chúng ta cũng nên làm quen với những suy nghĩ trái chiều, đừng đồng phục suy nghĩ.
Điều đáng suy nghĩ ở đây mà tôi suy nghĩ hoài cũng không hiểu được là xuất phát từ đâu người ta lại "tạm ngưng lưu hành" những bài hát đó?
Nếu nói vì lời bài hát có nhiều dị bản thì nhiệm vụ của người quản lý là tìm ra và công bố bản gốc chứ không phải vì thế mà cấm hay ngưng.,
Còn nói kiểu "Con đường xưa em đi là con đường nào?" hay "Chiến trường anh bước đi là chiến trường nào?" thì kỳ quá. Chiến trường nào thì cũng là chiến trường. Và chắc chắn "Chiến trường anh bước đi / Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe..." là hình ảnh, là thực tế, là nỗi niềm có thật, rất thật, rất con người. Đó là vấn đề của nhân loại.
Nếu nói vì lời bài hát có nhiều dị bản thì nhiệm vụ của người quản lý là tìm ra và công bố bản gốc chứ không phải vì thế mà cấm hay ngưng.,
Còn nói kiểu "Con đường xưa em đi là con đường nào?" hay "Chiến trường anh bước đi là chiến trường nào?" thì kỳ quá. Chiến trường nào thì cũng là chiến trường. Và chắc chắn "Chiến trường anh bước đi / Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe..." là hình ảnh, là thực tế, là nỗi niềm có thật, rất thật, rất con người. Đó là vấn đề của nhân loại.
Người ta sợ bài hát đó làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của người khác nhưng vô hình trung họ đã tiếp thêm sức sống cho nó. Đó là cách làm quản lý và cách "định hướng tư tưởng" sai lầm nhất mà Việt Nam vẫn còn áp dụng.
***
(Nhân đây hiến kế luôn: Nếu muốn tinh thần văn bản nào đến tận từng người dân thì nên... cấm lưu hành)
***
(Nhân đây hiến kế luôn: Nếu muốn tinh thần văn bản nào đến tận từng người dân thì nên... cấm lưu hành)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét