Trong
Thanh Niên tuần san số 99 ra ngày 14.3, Hải Miên thực hiện cuộc phỏng vấn
Nguyễn Thanh Vân, đạo diễn phim Trái tim
bé bỏng (kịch bản của Nguyễn Quang Lập) đoạt giải phim hay nhất do Hội đồng
Báo chí-Lý luận phê bình chọn, Cánh diều bạc, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nữ diễn
viên chính xuất sắc nhất, Âm nhạc xuất sắc nhất...có một câu hỏi thế này:
-Trong phim có những hình ảnh và chi
tiết rất đắt, ví dụ hình ảnh bà mẹ lấy dây thừng buộc ngang lưng đứa con trai
nhỏ vứt nó xuống biển cho nó học bơi rồi đứng trên bờ chầm chậm cuộn dây vào,
rất rắn lòng rắn dạ...Những chi tiết ấy từ đâu đến với các anh?
-Nguyễn Thanh Vân: Chuyện thằng nhỏ học
bơi là của anh bạn anh Nguyễn Quang Lập (biên kịch). Tôi phải đầy công phu để
có cú gặp gỡ đó với anh NguyễnThế Thịnh, người Quảng Bình, làm Trưởng văn phóng
đại diện Báo Thanh Niên tại miền Trung đóng ở Đà Nẵng hầu nghe được những câu
chuyện tiếu lâm nói lên đặc tính của người miền Trung. Năm tao bảy tuyết mới
gặp được Thế Thịnh vì chim bay bể Bắc anh tìm bể Nam . Cả đoàn làm phim đi chọn cảnh
đã về Hà Nội, còn tôi lặn lội đi tìm gặp Thế Thịnh. Khi gặp, trong muôn vàn câu
chuyện vu vơ của một gia đình làng vạn chài, anh ấy kể: “Ngày xưa mẹ tôi tập
bơi cho bọn tôi bằng cách buộc dây vứt tôi xuống nước, 2 ngày sau tôi biết
bơi”. Đây là câu chuyện tìm kiếm chất liệu, chất sống cho tác phẩm, có thể bằng
thực địa, có thể bằng tưởng tượng, bằng tìm kiếm trực tiếp, mở mắt ra mà nhìn,
mở tai ra mà nghe thì mới hòng có được những chi tiết vượt quá cả sự tưởng
tượng....
*
Thực
ra câu chuyện đó thế này:
Nhà
văn, nhà biên kịch điện ảnh Nguyễn Quang Lập là bạn thân của tôi. Hồi ở Huế,
hai gia đình ở hai phòng tập thể sát vách nhau, vợ tôi và vợ Lập cũng ở chỗ
quen thân, Lập hồi đó còn làm ở cơ quan cùng vợ tôi. Hầu hết các phim mà vợ
chồng Thanh Vân- Nhuệ Giang đạo diễn và đoạt nhiều giải thưởng cao là từ kịch
bản của Lập. Hồi ở Hà Nội, vì chơi với Lập nên tôi chơi với bạn của Lập trong
đó có Vân. Năm trước, Lập có chuyển thể kịch bản từ truyện ngắn “Đảo của dân
ngụ cư” của Đỗ Phước Tiến và Vân sẽ làm phim này nên liên lạc nhiều với Tiến.
Trong khi loay hoay với vấn đề chi tiết thì Tiến bảo Vân: “Anh Thế Thịnh có
nhiều chuyện hay lắm!”, Vân hỏi ví dụ như chuyện gì, Tiến kể: “Một lần anh
Thịnh kể với tôi chuyện mẹ ảnh, một bà nhà quê nhưng có nhiều suy nghĩ rất độc
đáo. Hồi đó nhà ảnh có 7 anh em, trời gió Lào nóng bỏng, bà quạt cho đứa này
thì mất đứa khác nên bà bảo các con nằm thành vờng tròn quay đầu ra ngoài, chụm
chân vào giữa, và bà quạt vào cân của cả 7 đứa, đứa nào cũng mát. Sau này có
điện, có cái quạt con cóc, 7 anh em đều nằm kiểu thế để cái quạt quạt vào chân.
Chỉ có trhể quạt vào chân là mát nhất”. Vân nghe xong gật gù thú vị nên cất
công tìm tôi. Khi Vân vào Đà Nẵng thì tôi đang dạy ở Huế, Vân ra Huế thì tôi
vào Đà Nẵng...hẹn mãi mới gặp được và câu chuyện xẩy ra như trên.
Nhưng
đó chỉ là một chi tiết, hôm đó tôi kể cho Vân nghe vô khối chuyện nhà quê mà
chuyện nào cũng ... “chi tiết” cả, Vân khoái chí vô cùng.
Nói
thật là tôi rất quý Vân vì cha này có nhiều suy nghĩ rất độc đáo, là một trong
số ít người thông minh có thể nhận ra ngay-theo cách nhìn của tôi. Nếu làm nhà
báo, nhất định Nguyễn Thanh Vân là một cây bút cừ khôi.
Những
câu chuyện Vân kể, nhất là vấn đề chi tiết trong phim, tôi vẫn lấy ra làm ví dụ
khi dạy cho sinh viên, và những câu chuyện ấy đã làm cho sinh viên rất thú vị,
dễ học và dễ tiếp thu, vận dụng.
Nói
thiệt, tôi cũng chẳng dại gì cung cấp tư liệu cho người khác, chẳng qua là
những chi tiết đó tôi đã viết trong truyện ngắn, trong phóng sự và những tản
văn của tôi rồi.
*
Hồi ở
Hà Nội, tôi đến nhà Lập, gặp Vân, Nhuệ Giang, Phạm Xuân Nguyên, Hồng Thanh
Quang, Nguyễn Quang Thiều...bàn bạc về kịch bản, tôi cũng hay “chỏ mỏ” vào. Lúc
bấy giờ tôi có hẹn Vân: “Khi nào rỗi, tôi với ông ngồi đối thoại chơi như chúng
ta từng nói chuyện, tôi ghi lại rất chi tiết, đúng ngôn ngữ ông và tôi hay
dùng, nhất định tôi sẽ có một bài báo hay”.
Sau đó
tôi vào Đà Nẵng nên chúng tôi ít có dịp gặp nhau và bài viết trên vẫn chưa được
thực hiện.
Hôm
nay ngồi viết lại chuyện này để nhớ lâu hơn về “vấn đề chi tiết” trong phim,
trong phóng sự, và cả trong mỗi bài viết thường...
Ngẫm
lại, những giải thưởng mà tôi đạt được, những bài viết của tôi có bạn đọc là
nhờ chi tiết.
Một
chi tiết đôi khi làm nên một bước ngoặt, vì thế, chi tiết đôi khi là...định
mệnh!
Tôi viết kịch bản phim là từ câu chuyện này.
Kể lại chuyện, mong
sao sinh viên từng học với tôi nhớ lại điều mà họ ít nhớ nhất. Điều mà họ
thường làm tôi thất vọng mỗi kỳ thực tập và khi gửi bài cho tôi đọc...
Nhưng trước hết là bài học cho tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét