Nhìn tôi như tên...hôi của
Từ hôm mấy tờ báo loan tin dân xã Hóa Thanh, huyện miền núi Quảng Bình “hôi nhãn dã man”, tui đi mô cũng bị nhìn như thằng sắp…hôi nhãn, vì tui là dân bọ chính gốc, quê Lệ Thủy, Quảng Bình, như nhiều người khác tỉnh, chỉ là công dân Q. Hải Châu, Đà Nẵng mà thôi.
Nhiều người dẫn đường link các bài báo gửi email hoặc nhắn tin cho tui. Họ quan tâm vấn đề một cách hỉ hả.
Tui hơi nghi ngờ, vì hơn ai hết, tui rất biết người miền núi Minh Hóa. Đó là vùng đất hiếm hoi còn sót lại những con người chân chất, còn nét rừng rú hoang sơ. Tui mới trở lại vùng đó, trước tết. Tui nghĩ vấn đề không đến nỗi không tin họ….dã man. Nếu có lấy nhãn thì đó cũng là thứ bản năng vốn sinh ra đã hái lượm.
Hôm qua, thấy một số bài báo “hôi nhãn dã man” đã bị gỡ, thay vào đó, nhiều tờ báo viết lại vụ việc và khẳng định chẳng có người dân nào man rợ hay dã man cả.
Vậy thì ai man rợ, ai dã man?
Tom Plate- một nhà báo trứ danh- viết trong “Lời tự thú của một nhà báo”, rằng, “Người làm báo hầu như chỉ có một điều duy nhất là ham muốn, ham muốn săm soi cuộc sống của người khác, gần như là để phá hỏng cuộc sống của họ dưới bất cứ hình thức nào, vô tình hay cố ý”. Hồi mới đọc, tui đã rất giận Tom về câu này, giờ thì không giận mà buồn.
*
Anh em trong một gia đình, bạn bè học chung một lớp…có gốc gác và được giáo dục như nhau nhưng vẫn có người tử tế, người không tử tế, huống chi là một xã hội. Một vùng đất sinh ra Bác Giáp nhưng cũng sinh ra ông Diệm. Một vùng đất có thể người theo bên này người theo bên kia. Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh người Quảng Bọ có công mở cõi về phươngNam nhưng khối
thằng Quảng Bọ đi theo sau này làm việt gian bán nước, âu cũng là lẽ thường
tình của cuộc đời.
Vậy thì các bạn (nhất là đồng nghiệp) đã gửi đường link kèm lời nhắn “hôi nhãn dã man” cho tui mấy ngày qua hãy gửi lại đường link “không hôi nhãn dã man” cho tui với, thế mới công bằng chơ?
*
Ngay cả người dân Quảng Bọ nhà tui có hôi nhãn tui cũng thấy không đến nỗi phải dùng từ man rợ hay dã man, nhưng sao ta không xót xa suy ngẫm cho thế thái nhân tình mà (một số- như những người dẫn đường link gửi email và nhắn tin cho tui) hỉ hả vì điều đó?
Ít nhất là dã man với tui!
Từ hôm mấy tờ báo loan tin dân xã Hóa Thanh, huyện miền núi Quảng Bình “hôi nhãn dã man”, tui đi mô cũng bị nhìn như thằng sắp…hôi nhãn, vì tui là dân bọ chính gốc, quê Lệ Thủy, Quảng Bình, như nhiều người khác tỉnh, chỉ là công dân Q. Hải Châu, Đà Nẵng mà thôi.
Nhiều người dẫn đường link các bài báo gửi email hoặc nhắn tin cho tui. Họ quan tâm vấn đề một cách hỉ hả.
Tui hơi nghi ngờ, vì hơn ai hết, tui rất biết người miền núi Minh Hóa. Đó là vùng đất hiếm hoi còn sót lại những con người chân chất, còn nét rừng rú hoang sơ. Tui mới trở lại vùng đó, trước tết. Tui nghĩ vấn đề không đến nỗi không tin họ….dã man. Nếu có lấy nhãn thì đó cũng là thứ bản năng vốn sinh ra đã hái lượm.
Hôm qua, thấy một số bài báo “hôi nhãn dã man” đã bị gỡ, thay vào đó, nhiều tờ báo viết lại vụ việc và khẳng định chẳng có người dân nào man rợ hay dã man cả.
Vậy thì ai man rợ, ai dã man?
Tom Plate- một nhà báo trứ danh- viết trong “Lời tự thú của một nhà báo”, rằng, “Người làm báo hầu như chỉ có một điều duy nhất là ham muốn, ham muốn săm soi cuộc sống của người khác, gần như là để phá hỏng cuộc sống của họ dưới bất cứ hình thức nào, vô tình hay cố ý”. Hồi mới đọc, tui đã rất giận Tom về câu này, giờ thì không giận mà buồn.
*
Anh em trong một gia đình, bạn bè học chung một lớp…có gốc gác và được giáo dục như nhau nhưng vẫn có người tử tế, người không tử tế, huống chi là một xã hội. Một vùng đất sinh ra Bác Giáp nhưng cũng sinh ra ông Diệm. Một vùng đất có thể người theo bên này người theo bên kia. Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh người Quảng Bọ có công mở cõi về phương
Vậy thì các bạn (nhất là đồng nghiệp) đã gửi đường link kèm lời nhắn “hôi nhãn dã man” cho tui mấy ngày qua hãy gửi lại đường link “không hôi nhãn dã man” cho tui với, thế mới công bằng chơ?
*
Ngay cả người dân Quảng Bọ nhà tui có hôi nhãn tui cũng thấy không đến nỗi phải dùng từ man rợ hay dã man, nhưng sao ta không xót xa suy ngẫm cho thế thái nhân tình mà (một số- như những người dẫn đường link gửi email và nhắn tin cho tui) hỉ hả vì điều đó?
Ít nhất là dã man với tui!
Thấy gì trong clip tố “hôi của” ở Quảng Bình?
Hôi của không thể gọi là “bốc vác” và có sự chỉ đạo
của nhà xe.
Video clip do Công ty Bích
Thị cung cấp được cho là nhằm chứng minh có tình trạng hôi của sau khi xe
chở container hàng của công ty này bị lật ở huyện vùng cao Minh Hóa, một sự
việc đang diễn ra hai luồng dư luận và hai tuyến bài phản ánh khác nhau: có và
không.
Theo tin từ các báo trước đó,
phía đại diện nhà xe từng cam kết không khiếu nại gì (đã ký vào biên bản),
nhưng theo thông tin trên các báo mạng mới nhất, công ty này lại có đơn đề nghị
công an Quảng Bình làm rõ. Đó là điều cần thiết.
Clip cho thấy không có “hôi của man rợ”
Để có một cái nhìn khách
quan, chúng tôi đã xem đi, xem lại rất nhiều lần clip này, và thấy:
Thứ nhất, có khá nhiều người
đến vị trí chiếc xe đổ và đang dọn nhãn. Không có cảnh tranh giành, họ lấy
những thùng nhãn và chất vào một vị trí nào đó. Một số người ôm thùng nhãn đi
lên phía trên (vực) rồi chạy xuống tiếp tục dọn.
Thứ hai, có tiếng người chỉ
đạo: “quay, quay đoạn này”, tức là người quay clip rất chủ động và người dân
cũng thấy chuyện quay đó bình thường.
Trong clip có tiếng hai người
đàn ông nổi bật, một người nói giọng miền Bắc, một người nói giọng địa phương.
Người nói giọng Bắc(có lẽ là
người nhà xe):
- …Quay chỗ này….Thấy chưa,
quay cái pò- xẹt (không rõ lắm) này cho tui.
Người đàn ông nói giọng địa
phương nói với mọi người:
-Nhưng mà moi moi cái này coi
chừng nó lật xuống là không ai chịu mô nà. Cái này này. Nó rơi xuống là úp, nó
võng đó.
Người nói giọng Bắc:
- Dưới này khỏi lấy, lấy ác không bán được đấy chứ; trên này
nhìn nó thương.
Người nói giọng Bắc tiếp:
-Coi người ta bốc vác lên
trên, đó. Quay lên trên, quay lên trên.
Có thể thấy, mọi người trong
clip đều rất bình tĩnh với công việc của mình. Một công việc có người chỉ đạo
nên mới gọi là “bốc vác” (trong câu bốc vác lên trên). Còn nhắc mọi người coi
chừng chiếc xe võng bị lật. Người chỉ đạo quay clip bảo “quay lên trên”, tức là
chủ động ghi hình hàng hóa. Người nhà xe (giọng Bắc) còn nói “Dưới này
khỏi lấy, lấy ác không bán được đấy chứ; trên này nhìn nó thương”. Có thể thấy
người nhà xe đã làm chủ động điều hành công việc ở hiện trường, tính toán được
lấy phần nhãn nào thì bán được, phần nào thì không.
Nếu là hôi của, chắc sẽ có sự tranh giành, ít nhất là vội
vàng, đằng này thấy họ rất bình thản; cũng chẳng có tiếng cãi cọ, hay la lối,
phàn nhàn của người nhà xe.
Vậy thì clip này không nói lên được đây là vụ “hôi của man
rợ” được.
Vấn đề là, công ty còn có đoạn clip nào khác không?
Cần làm sáng tỏ
Ngoài những vấn đề báo chí đã
nêu qua hai tuyến bài trái ngược, một số vấn đề khác, theo tôi, cũng nên được
xem xét: Chiếc xe container của Công ty Bích Thị có thể chở 18 tấn nhãn (vì
nhãn nhẹ nên khối lượng lớn) hay còn chở hàng gì; giá có đến 1,3 tỉ đồng không
(cái này xem vận đơn qua cửa khẩu sẽ biết), vì như vậy, giá mua 1kg nhãn Thái
lên đến 72.000 đồng, trong khi thị trường hiện nay nhãn này bán
sỉ ở TP HCM 25.000 đ/ kg (xe này chở 18 tấn tính ra khoảng 450 triệu đồng. Xem
xét vấn đề này, ngoài những chuyện liên quan đến các vấn đề khác không thuộc
phạm vi các bài báo đặt ra, nếu xe chở đủ 2.000 thùng nhãn (như công ty cho
biết) thì việc điều tra chuyện tẩu tán số nhãn này (nếu có) là không khó.
Clip của Công ty Bích Thị
cung cấp còn đó, những người có mặt tròn clip còn đó, việc làm ra để khẳng định
một sự thực là điều không khó và nên làm. Danh dự của con người và một vùng đất
cũng rất quan trọng và khuyết điểm của họ cũng cần nói ra và rút kinh nghiệm
nghiêm túc và đúng mức.
*
Làm báo cốt nhất 3 điều: Chân
thật, chân phương và chân lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét