Người Việt thường hay tự hiểu nhầm mình và cho phép mình hiểu nhầm.
Nữ tiếp viên hàng không là người phục vụ trên máy bay lại tưởng mình là người mẫu thời trang biểu diễn trên sàn diễn ở chín tầng mây nên mặt luôn luôn nghiêm trọng và đi lại nắn nót, mắt nhìn lên...mây, hoạ hoằn mới ném ra một câu như đã lập trình, rất vô hồn, chủ yếu để diễn chứ không phải để phục vụ. Họ rất nghèo vốn từ, không phân biệt được già trẻ, lớn bé…vì thế họ phục vụ đồng loạt như rô bốt.
Tất cả các hãng hàng không hoạt động trên lãnh thổ VN chung tay làm nên thương hiệu Sorry Arlines. Chẳng vấn đề gì, máy bay chậm, hủy chuyến... lại là cơ hội, quán Delay ra đời ngay sát sân bay (ảnh) đông nghìn nghịt. Zô zô vui như hội.
Trên đường phố đông đúc, đáng lẽ người cảnh sát đứng ở ngã tư phải năng động điều tiết xe cộ thì họ lại đứng như phỗng, dáng vẻ suy tư như một triết gia. Có vẻ như họ đang nghĩ, chúng ta không thể điều tiết được vì tất cả phải tuân theo “3 quy luật, 6 cặp phạm trù”.
Trong khi đó thì dọc đường, theo truyền thống chiến tranh du kích, cảnh sát cứ như thể không chặn xe bất ngờ thì không hoàn thành nhiệm vụ. Đối với họ, đã là xe thì phải chặn vì trên đất nước này không có xe nào không có cái sai. Rồi họ lại nghĩ, chúng ta không thể lập biên bản phạt hết tất cả lái xe VN nên người nào muốn đi nhanh thì phải có “nghiệp vụ hai ngón” để mình còn thực hiện sự nghiệp vung gậy chiến tranh du kích.
Họ đam mê các bảng hạn chế tốc độ.
Trong khi đó thì dọc đường, theo truyền thống chiến tranh du kích, cảnh sát cứ như thể không chặn xe bất ngờ thì không hoàn thành nhiệm vụ. Đối với họ, đã là xe thì phải chặn vì trên đất nước này không có xe nào không có cái sai. Rồi họ lại nghĩ, chúng ta không thể lập biên bản phạt hết tất cả lái xe VN nên người nào muốn đi nhanh thì phải có “nghiệp vụ hai ngón” để mình còn thực hiện sự nghiệp vung gậy chiến tranh du kích.
Họ đam mê các bảng hạn chế tốc độ.
Công chức có chút quyền lại coi rằng, trách nhiệm của người dân là phải đóng thuế và trách nhiệm của mình là bằng mọi cách rút tiền đó ra khỏi kho bạc cho vòng quay đồng tiền nhanh hơn theo “3 quy luật, 6 cặp phạm trù” mà họ đã được học ở các trường dòng. Họ sống theo nhiều nguyên tắc dân sai-mình đúng; của công là của mình…Nguyên tắc đó chi phối cả trong sự ban phát của họ, ưa ai là được…Người muốn họ ưa thì phải biết điều.
Thầy giáo cũng thế. Họ tuân theo nguyên tắc thầy đọc trò chép vĩnh cửu của hệ thống. Đến nỗi ai không đọc cho học trò chép thì người đó bị phê bình. Vì là giáo dục nên quan chức giáo dục luôn luôn làm nhiệm vụ cải cách, cải cách liên tiếp, cải cách chồng lên nhau, tức là cải cách luôn cái đang cải cách. Họ luôn luôn tuân theo một nguyên tắc bất di bất dịch: sai thì sửa. Họ luôn luôn nói không với cái này cái nọ nhưng làm thì có.
Báo chí VN cũng rất vui. Ai cũng chê tờ này tờ khác đưa tin kiểu lá cải, rồi họ dẫn chứng, phân tích, đăng lại hình ảnh để chứng minh nó lá cải như thế nào. Tức là họ dán các lá cải lại để làm cho lá cải to ra như lá chuối.
Phóng viên VN đi tác nghiệp rất biết dừng lại đúng lúc, thể hiện đạo đức của người làm báo. Khi đi thâm nhập một động mại dâm, một nhà hàng caraoke có tiếp viên…bao giờ phút cuối cùng họ đều viết một câu “tôi đưa cho cô ấy 50 nghìn rồi tìm cách tháo lui”.
Thâm nhập để viết về vấn đề thịt thú rừng bán tràn lan bao giờ nhà hàng dọn thịt rừng ra họ cũng tìm cách từ chối để ăn rau. Họ luôn luôn có một câu chữa cháy rất hay “để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng lại công văn (hoặc ý kiến) phản hồi”...
Phóng viên VN đi tác nghiệp rất biết dừng lại đúng lúc, thể hiện đạo đức của người làm báo. Khi đi thâm nhập một động mại dâm, một nhà hàng caraoke có tiếp viên…bao giờ phút cuối cùng họ đều viết một câu “tôi đưa cho cô ấy 50 nghìn rồi tìm cách tháo lui”.
Thâm nhập để viết về vấn đề thịt thú rừng bán tràn lan bao giờ nhà hàng dọn thịt rừng ra họ cũng tìm cách từ chối để ăn rau. Họ luôn luôn có một câu chữa cháy rất hay “để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng lại công văn (hoặc ý kiến) phản hồi”...
Người VN quan niệm khách sạn, nhà nghỉ là nơi ai cũng có thể dắt nhau đến để ngủ xã giao. Ưa thì họ gọi và khách sạn, nhà nghỉ sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách được ngủ xã giao. Dù chưa bao giờ và không bao giờ thừa nhận mại dâm là một nghề nhưng chuyện đó xẩy ra bình thường đến nỗi những chiếc xe con biển số xanh mỗi khi dừng lại lái xe đều hỏi nhân viên khách sạn, nhà nghỉ (thay cho sếp) một câu: “Ở đây có gì không?”. Rất hay, khách sạn thì có phòng nghỉ chứ còn có gì không là sao? Chẳng lẽ trong đó có...đại hội?
Đối với quan chức bóng đá VN, kết quả thi đấu không phải là điều quan trọng, giải nào cũng “chủ yếu là giao lưu, học hỏi”. Vì thế người VN hầu như quen với thất bại và tự vỗ về mình bằng những cái tít: Trận thua xem được; Chúng ta đá rất hay, nhưng đội hay hơn đã thắng; VN thua đẹp...
Thi đấu bóng đá mà kết quả không quan trọng thì cái gì quan trọng?
Tất nhiên, quan trọng là giao lưu học hỏi.
Giao lưu học hỏi, giao lưu học hỏi nữa, giao lưu học hỏi mãi.
Thi đấu bóng đá mà kết quả không quan trọng thì cái gì quan trọng?
Tất nhiên, quan trọng là giao lưu học hỏi.
Giao lưu học hỏi, giao lưu học hỏi nữa, giao lưu học hỏi mãi.
Người VN thật quá khôi hài!
Đoạn này viết thêm nhân kết quả hội thảo về giá xăng dầu: Người VN làm sếp các tổng công ty, tập đoàn Nhà nước thường kêu lỗ rất to nhưng họ lại thưởng cho nhau rất lớn. Lỗ to chừng nào thưởng lớn chừng đó và họ càng ngày càng đại gia hơn.
Nhân đây nói luôn: Tui bắt đầu thích người VN ít khôi hài với câu nói, không làm được thì giải tán. Dù biết, người nói đó có giải tán chúng nó hay chúng nó giải tán người nói thì còn hên- xui.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét