Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

NHÀ BÁO và QUAN CHỨC thời nay

Không ai và không bao giờ, người nào lại đi cười trên nỗi đau của người khác. Nhưng có những nỗi đau, nó như một thứ ung nhọt phải được mổ ra, cắt bỏ mới mong hết đau. 
Tôi đang nói chuyện về vụ đồng nghiệp Duy Phong- người vừa bị bắt ở Yên Bái.
Khi mọi người hay tin qua báo chí, mạng xã hội lập tức phản hồi, rào rào. Bảo đảm, ai đọc bản tin đầu tiên cũng nghĩ, đó là cái bẫy, thậm chí một cái bẫy vụng về và thảm hại, thể hiện sự tuyệt vọng của một tầng lớp ăn trên ngồi trước.
Vì có hơn 30 năm làm báo, tôi có biết và có linh tính khác hơn.
Ngày hôm sau, tôi gọi điện cho "nguồn tin" nắm rõ chuyện này, nghe kể thì tôi... thả tay!
Cho dù thế nào thì vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra, theo nguyên tắc suy đoán vô tội, tôi không kết luận Phong nhận tiền hay công an giăng bẫy, nhưng đây là câu chuyện đặt ra rất nhiều vấn đề xã hội có phần như vụ án đang xét xử Mỹ- Nga.
*
Bỏ qua câu chuyện ở quán ăn khi Phong bị bắt mà chuyện trước đó, ngày 16.6. CA nói rằng Phong gặp Giám đốc Sở KH-ĐT "mặc cả", bên đưa 200 triệu, bên không viết bài.
Ông giám đốc đưa luôn 100 tr, chiều đưa tiếp 100 nữa.
Bây giờ bình loạn coi nha (trúng trật hên- xui  )
Ông giám đốc này, nếu không làm ăn gian dối thì sao phải đưa tiền?
Mà thôi, bỏ chuyện làm ăn gian dối sang một bên, bàn sau. Mà cứ cho gian dối là cấp dưới ông gian dối, tức là ông ta chỉ chịu trách nhiệm gián tiếp, chưa đến mức đưa ngay và luôn. Đưa tiền, ông ta hoàn toàn có thể nói người làm ăn với ông đưa nhưng ông đã tự đưa (như lập luận tôi nghe).
Ông ta đưa tiền và nghĩ ngay đến việc báo công an và quyết định giăng bẫy từ đây. 100 tr đưa buổi chiều, đó mới là bằng chứng (vì có tư vấn cách thức). Tố giác tội phạm và hợp tác điều tra nên ông ta vô tội.
Cùng lúc đó, không chỉ chuyện này, các doanh nghiệp làm ăn trên địa bàn và cấp dưới ông liên đới cũng đã xẩy ra vài chuyện.
Thôi, chuyện chưa ai biết nên không kể.
Giám đốc sở lương bao nhiêu nhỉ? 10 triệu/tháng? Ông ta nhận lương không mang về nhà sao?
Còn Duy Phong, anh ta mới lên Yên Bái hôm 16, 22 anh lại lên. Mà theo sếp anh thì anh không được cử đi công tác, chỉ là đi chơi.
Xét về nghiệp vụ, nếu tiếp tục điều tra làm rõ chuyện đã nêu hay các sai phạm khác ở địa bàn này, sếp nên cử người khác. Người được cử đi phải báo cáo rõ mục đích, cách thức, thời gian... để Tòa soạn quản lý và hỗ trợ.
Phong là tác giả những bài viết đụng chạm như thế, việc anh đi lại quá nhiều ở địa bàn là điều mạo hiểm và không nên.
(Sau khi Phong bị bắt, trên mạng lan truyền bản tường trình của cô sinh viên đi cùng, mọi người ít để ý dòng cuối, đó là bản cô ta viết theo yêu cầu của vợ Phong khi cô ta đã về Hà Nội, theo tôi cũng chỉ để tham khảo chứ hành trình khác lắm).
Công an Yên Bái muốn làm vụ này nên đã dụ Phong mà Phong không biết.
*
Tôi cam đoan không có người làm báo nào đi công tác trong nước mà thẻ tín dụng có tiền tỷ.
*
Như đã nói, theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì ai cũng chưa có tội. Mong sao Phong vô tội để nhiều người (cả sếp anh) khỏi tẽn tò.
Người ta hay nói câu, chuyện gì luật pháp không cấm thì được làm. Trong ngành CA có câu, chuyện gì nghiệp vụ cho phép thì được làm, và họ làm.
Thế đó.
*
Loạn, loạn hết cả rồi!
*
Còn hai chuyện nữa trong vụ này:
- Công là đồng (ý) chí hay kẻ thù của Phong?
- Trong tài khoản sao kê có khoản tiền chuyển từ một ngân hàng Đà Nẵng ở một thời điểm khác. Phong giải thích nguồn tiền này thế nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét