Vợ chồng tôi đã có cháu nội.
Nhiều khi, tôi phải làm mặt lạnh để kiềm chế bớt độ “cuồng” cháu của vợ và con gái.
Mỗi chiều, đi làm về, cả mệ và o (nhà tôi vẫn gọi thế) lao về nhà cháu nội, để mình tôi ở nhà, nấu cơm, dọn ra bàn và xem clip gửi qua viber. Tôi hạn chế đến cháu hơn vì như đã nói, phải có người tiết chế.
Thực sự, nhiều khi không kiềm chế nỗi, cứ muốn đưa lên Facebook để khoe với mọi người, nhưng vì tôn trọng thỏa ước gia đình, không post hình cháu khi còn nhỏ.
Chắc ông bà nào cũng thế cả, nhưng tôi có khác hơn chút, là vì, thời chiến tranh, nghĩ mình không thể sống để trở về, thế mà không những trở về, mình lại có vợ, có con và giờ là có cháu. Vĩ đại vô cùng.
Cháu tôi có gương mặt đầy biểu cảm, tràn đầy năng lượng, nhìn vào thấy cuộc đời mình tươi vui, rất đáng sống .
Cháu tôi có gương mặt đầy biểu cảm, tràn đầy năng lượng, nhìn vào thấy cuộc đời mình tươi vui, rất đáng sống .
Mới đây, cháu bống dưng thỉnh thoảng có nụ cười, mọi người gọi là “cười kiểu ông nội”. Đó là mọi người đang nói về nụ cười của tôi, bao giờ cũng dè dặt, cười kiểu... cẩn trọng. Chắc nó còn nhỏ nên mỗi giai đoạn lại học thêm một cái gì đó khác trước thôi.
Thực ra ngày xưa tôi không như thế.
*
Thời đi học, tôi gầy, nhỏ, da trắng, có lúm đồng tiền, hay bị người lớn bẹo má vì... xinh trai.
Thực ra ngày xưa tôi không như thế.
*
Thời đi học, tôi gầy, nhỏ, da trắng, có lúm đồng tiền, hay bị người lớn bẹo má vì... xinh trai.
Tôi vẫn như thế cho đến sau giải phóng, ra học ở trường quân sự rồi lên biên giới phía Bắc, tự nhiên thành một người khác. Mặt không biểu cảm, không cười, mọi biến cố cuộc đời xẩy ra xung quanh không làm mặt tôi thay đổi.
Tôi trở nên hay cáu gắt, ghét người nói nhiều. Trả lời ai trực tiếp hoặc qua điện thoại chưa đến 30 giây. Định mức tiền điện thoại cơ quan trả dùng không hết, luôn thừa.
Tôi ít khi chia sẻ với cả người thân trong gia đình. Thỉnh thoảng lại còn “bỗng dưng nổi nóng”. Ra đường, gặp chuyện gì đó, đáng lẽ nói năng cho từ tốn thì lại nổi đóa ngay. Dù sau đó xin lỗi họ nhưng xem ra cũng thật tệ.
Tệ hơn, lâu rồi, đâu như năm 1990, có lần chủ trì cuộc họp, tôi nhảy phắt lên bàn, phi vào người cuối dãy một phát. Thật điên.
Khi chuyển ra dân sự, mọi người hay cất giữ những kỷ vật, chí ít cũng là bộ quân phục, tôi đã không để lại một thứ gì. May mà có mấy tấm hình lúc bộ đội gửi về cho gia đình được cô em gái cất giữ mới biết ngày đó mình thế nào.
Người Hy Lạp cổ gọi đó là hội chứng “Điên loạn thiêng liêng”, trong thế chiến gọi là “Suy nhược thần kinh hậu chiến”, sau chiến tranh VN, người Mỹ gọi là Rối loạn stress sang chấn... Không thấy VN gọi là gì.
Mọi người nghĩ tôi (và nhiều đồng đội khác) là người bình thường nhưng thực ra (chúng) tôi chẳng bình thường. Bi kịch là, chẳng ai chia sẻ và thông cảm điều đó. May ra, hàng năm, đến ngày thành lập QĐND 22.12 có một cuộc bia bọt bét nhè, tưng lên hát nhạc lụy tình gọi là... chào mừng!
*
Đôi khi có nghĩ, giá như mình được như ngày xưa thì vợ mình, con mình, cháu mình, cộng sự mình, bạn bè mình... sẽ dễ chịu hơn, nhỉ?
Nghĩ thôi, chẳng trách. Đứa nằm trong nghĩa trang cũng chẳng trách nữa là mình.
Với lại, mình cười không quan trọng, quan trọng là mang lại nụ cười cho người khác, ha.
*
Đôi khi có nghĩ, giá như mình được như ngày xưa thì vợ mình, con mình, cháu mình, cộng sự mình, bạn bè mình... sẽ dễ chịu hơn, nhỉ?
Nghĩ thôi, chẳng trách. Đứa nằm trong nghĩa trang cũng chẳng trách nữa là mình.
Với lại, mình cười không quan trọng, quan trọng là mang lại nụ cười cho người khác, ha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét