Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Đi chợ bò


Tôi biết Ba Đồn đã lâu nhờ chính các sản vật nổi tiếng của nó, như nón Ba Đồn, rượu Ba Đồn...ấy là chưa kể đến...con gái Ba Đồn. Chợ Đồn ngày nào cũng đông, nhưng đông vui nhất là vào dịp chợ phiên. Mỗi tháng chợ có 6 phiên chính vào những ngày 1 và ngày 6 (âm lịch). Chợ phiên đông nhất vào dịp lập xuân, khai hạ...Những lúc ấy chợ Đồn (theo cách gọi của dân địa phương) như trẩy hội.

Hiếm có nơi nào có cái chợ huyện độc đáo như ở Ba Đồn (Quảng Bình). Tôi nói độc đáo trước hết là vì, nhờ việc giao lưu buôn bán của cái chợ này nên đã kéo giá đất ở thị trấn hàng huyện như Quảng Trạch lên ngang bằng với giá đất với bất kỳ thị xã lớn nào trong cả nước. Thứ nữa, Ba Đồn là chợ sầm uất nhất mà tôi được thấy với đủ các sản vật trên rừng, dưới biển, đủ các sản phẩm thủ công truyền thống và thừa sản phẩm của nền văn minh điện tử. Về mặt bằng, chợ lớn gấp mười lần chợ Đồng Hới tỉnh lỵ và có phần rộng hơn chợ Đông Ba ở Huế. Cũng hiếm có cái chợ nào được đầu tư hàng tỉ đồng để hoàn thiện lại khang trang thế này.
 Mỗi người đi chợ Đồn theo cách riêng của mình. Ngoài việc mua bán, người đến chợ đôi khi chỉ để thưởng thức vài ly rượu tăm sủi bọt, đĩa thịt chó Cu Loe (nhân vật được đưa vào tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng vừa nổi tiếng vừa...tai tiếng của nhà văn Nguyễn Quang Lập), hay bát cháo canh với ram thịt nạc, đĩa bánh đúc Quảng Hòa...Tôi thì khoái nhất hai góc chợ mà dân địa phương gọi là chợ đồ cũ và chợ bò. Chợ đồ cũ bán từng chiếc xe đạp đã đến độ cà tàng đủ hiệu từ Phượng Hoàng, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Hữu Nghị, Diamant, Cput-nhic...đến cái đài O-ri-on-tong cổ lỗ sỉ, chiếc mũ cối Trung Quốc chính cống có từ thời chống Mỹ đã bóc hết lớp vải bọc...Thế mà khối người mua. Còn chợ bò, thực ra là chợ cả bò lẫn trâu. Đủ các loại nghé, đực kéo, cái sinh sản, gầy, béo, to, nhỏ...thích mua loại nào có loại ấy. Cách đó không xa có khu chợ bán toàn heo. Phải gọi đây là "trung tâm buôn bán các loại súc sản của nông dân" thì đúng hơn. Vì thế nói đến huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình chưa hẳn ai cũng biết, thế nhưng đôi khi họ lại chỉ biết chợ Ba Đồn. Ấy cũng là niềm tự hào vậy!
*
Tôi có một người bạn vong niên trước là dân văn nghệ, nay bỏ nghề để làm ăn nhưng vẫn đau đáu với các "vấn đề". Lần này anh gửi cho tôi một gói quà gồm 5 hộp thịt hộp loại 225 gam kèm theo lời nhắn gửi: "Ông hãy đi chợ bò, thế nào cũng có vấn đề cho ông viết". Tôi nhằm ngày có phiên chợ mà anh dặn, phi ngay.
Từ Đồng Hới theo đường Quốc lộ ra hướng Bắc, nếu đi xe máy, kể cả qua phà Gianh cũng chỉ mất hơn tiếng đồng hồ. Gặp, anh Nguyễn Hữu Trường bảo: "Ông theo ông này dắt bò đi chợ". Tôi đáp: "Không thành vấn đề", và đi.
Ông Xuân giao dây thừng một con bò cái béo mập và bi-đông rượu cho tôi, ông một mình dắt hai con bò choai. Biết nhà ông ở vùng Nam huyện, cách đò trở giang, tôi ái ngại hỏi, ông đáp: "Tui dậy từ 3 giờ sáng, làm một cối (ly cối) rượu xong là đi liền. Rứa mà đẩy được 3 con bò ni lên thuyền máy qua sông cũng mất đứt 4 tiếng đồng hồ".
-Nhà bác có bao nhiêu con bò mà bán một lần những 3 con?
-Mười ba. Bán để trả nợ vay ngân hàng đến hạn.
  Chưa vào đến chợ đã có một thanh niên khoác áo Nato, đội mũ cối sấn đến:
-Bác bán con cái ni mấy?
-Mày bán được mấy thì kệ, tao lấy trọn hai triệu hai.
Gã thanh niên hăng hái đưa tay ra:
-Xong ngay!
Bác Xuân đập đánh bốp vào lòng bàn tay đang giơ ra của người đội mũ cối rồi ra hiệu cho tôi trao giây thừng con bò cho gã. Toi đoán đó là tay cò bò chuyên nghiệp.
Chợ bò nằm trong khu vực rộng chừng hai nghìn mét vuông được xây tường bao 3 mặt. Mùa mưa nên trông giống một thửa đất bắc mạ, phân và bùn nhão nhoet ngập đến ống chân. Tôi không còn việc làm nên đếm thử, khoảng trăm con trâu và dăm trăm con bò. Mói sáng đã vậy, khi đông không biết con số đó là bao nhiêu.
Thấy tôi đua máy ảnh lên, một người có vẻ như trong ban qủn lý chợ bắt chuyện:
-Tụi tôi chờ hết mùa mưa này mới đổ cái nền chợ cao lên; lầy lội quá, anh thông cảm.
Tôi tảng lờ chuyện ông nêu ra và quay sangnói chuyện…bò. Vừa lúc, một toán người kéo đến vây quanh gã “cò bò”. Tôi  xắn quần lội vào.
Sau khi ngắm nghía con vật, một người lên tiếng:
-Bao nhiêu?
Gã “có bò” chìa bàn tay phải ra, hô:
-Ba triệu!
Người mua dùng bàn tay mình dập đánh bốp vào bàn tay gã:
-Hai triệu.
Đoạn ngửa bàn tay ra.
-Hai triệu tám! Bốp.
-Hai triệu mốt! Bốp.
-Hai triệu sáu! Bốp.
-Hai triệu hai! Bốp.
Người bán, người mua mỗi lần ra gí đề đập tay vào nhau, cho đến khi người mua trả đến hai triệu ba thì gã “cò bò” ngửa tay ra, hét:
-Hai triệu ba, thuế má ông chịu.
Gã vỗ mạnh vào mông bò, người mua vỗ tiếp một cái nữa. Nhất giá!
Bác Xuân nâng bi đông tợp một ngụm rượu rồi trao cho gã “cò bò”, gã tợp liền hai ngụm rồi trao cho người đứng quanh, đến khi cạn thì đếm tiền.
Gã có trao dây thừng dứt bò cho người mua, đút một trăm nghìn vào túi áo Nato, nhìn tôi cuời khì khì:
-Hôm ni hên, mới sáng kiếm được trăm, ông với tôi đi làm một xị.
Tôi chỉ vào bác Xuân, lắc đầu. Gã làm như hiểu ý:
-Cò siêu hạng hả?
Hoá ra gã xếp tôi vào hạng cò trên cả cò.
*
Chừng giữa buổi, chợ đầy bò, dễ trên nghìn con.
Tôi đến chỗ thu thuế bắt chuyện với người đang viết biên lai:
-Mỗi phiên có bao nhiêu con bò anh?
-Vài trăm! Anh ta nhát gùng.
-Vậy họ bán được bao nhiêu con?
-Vài ba chục!
Tôi định hỏi thêm thì người đứng cạnh nói nhỏ vào tai:
-Họ không nói thật đâu. Chợ bò thu khoán, họ giấu nguồn đấy!
Tôi lui ra thì gặp bác Xuân dắt hai con bò choai nhìn quanh như đang tìm.
-Vía chú nhẹ, hôm nay thế là thắng. Mấy lần trước, dắt bò đến, đập tím cả bàn tay mà vẫn không bán được con nào. Về nhà tay đau cả tuần. Thôi, ta đi làm vài ly “truyền thống” đã.
*
Buổi “chiêu đãi” có cả anh Nguyễn Hữu Trường.
Bác Xuân với tay lấy chai rượu trong vắt, đổ một ít ra bàn, bật lửa. Rượu bốc cháy, ngọn lửa xnh lè, bảo “được!” rồi rót đầy ba ly.
Sau tiếng cụng lách cách, tiếng khà, khà…anh Trường hỏi:
Ông đã thấy “vấn đề” chưa?
Tôi thành thật:
-Vẫn chưa “sáng” ra được.
-Thế ông đã ăn thịt hộp Trung Quốc tôi gửi chưa?
Tôi bắt đầu lờ mờ hình dung ra. Anh Trường tiếp:
-Tỉnh mình gò đồi nhiều, vì thế nhà nhà nuôi bò, người người nuôi bò, nuôi nhiều nhưng bán cho ai?
Tôi mở sổ tay: “Năm 1991, toàn tỉnh nuôi 200.000 con lợn, 125.000 con trâu, bò. Năm 1995: 255.000 con lợ, 150.000 con trâu, bò. Bình quân mỗi gia đình của huyện miền núi Minh Hoá nuôi được 4 con trâu bò và 1 con lợn”. Tôi giật mình, ừ nhỉ, nhà ai cũng trâu, cũng bò, vậy bán cho ai?
Anh Trường cứt luồn suy nghĩ của tôi:
-Thế mà thịt hộp Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường. Ông thấy thế nào?
Đúng là cái ông “vấn đề” này “ác” thật, thảo nào ông gửi cho tôi thịt hộp.
*
Đến đây mới nhớ, từ khi Quảng Bình trở lại địa giới cũ (tách ra từ Bình Trị Thiên), tỉnh đã cho xây một nhà máy súc sản với dây chuyền có công suất 1.oo tấn thịt đông mỗi năm tại thị xã Đồng Hới. Lúc đó báo chí ca ngợi việc xây nhà máy này là rất đúng và rất trúng, nó như bắn một mũi tên trúng nhiều đích: giải quyết việc làm, có đầu ra, kích thích chăn nuôi phát triển, tăng thu ngân sách cho tỉnh, xóa việc ép giá của tư thương, hạn chế nhập khẩu đồ hộp, thịt đông lạnh của nước ngoài…Nhưng do Xí nghiệp Súc sản này sản xuất và xuất khẩu ủy thác qua một đơn vị ở Đà Nẵng cho thị trường  các nước Liên Xô (cũ) nên sau nhiều sự biến xẩy ra, nhà máy bắt đầu bế tắc.
Nguyễn Hữu Trường vẫn tiếp tục luồn suy nghĩ của anh:
-Ba Đồn có chợ bò, mỗi phiên bán không được là mấy nhưng dù sao vẫn còn nơi để bà con mua bán, còn tôi hỏi ông, ở Lệ Thuye, Đồng Hới…nuôi bò rồi bán ở đâu? Lò mổ thì giết mổ ngày vài con, chẳng lẽ lại thuê ô tô chở ra Ba Đồn để rồi chưa chừng lại phải…chở về?
Anh Trường thì nói, tôi thì mở sổ tay: “Năm qua, nông dân toàn tỉnh vay 15 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi. Ở các vùng định canh định cư, Nhà nước bỏ ra một số vốn lớn để mua cho mỗi hộ gia đình 2 con trâu bò. Ngoài ra, theo thống kê, 90% hộ nông dân đều đầu tư nuôi từ 1 đến 10 con trâu bò”. Đọc xong lại nghĩ: “Không biết đến hạn, không bán được, nông dân lấy gì mà trả cho ngân hàng?” Quả thật, đầu ra cho chăn nuôi đang có “vấn đề”.
Bác Xuân nãy giờ không nói, tì tì nâng ly, giờ khà một tiếng, dằn ly xuốn bàn:
-Nuôi được con trâu con bò đã khổ, bán lại càng khổ hơn. Chú coi, tôi dắt bò đi ba phiên chợ, chỉ tính tiền qua đò, tiền vào chợ, tiền rượu đã mất cả trăm nghìn, thế mà hôm nay mới bán được một con. Cũng còn may chán, thôi, mừng bán được bò, ta thêm ly nữa. Thịt chó Cu Loe đó, ngon lắm, chú thử coi.
Thấy tôi bần thần, anh Trường lái sang chuyện khác:
-Chắc ông đã uống rượu ngoại, ông thấy rượu Ba Đồn khác chi rượu ngoại?
Tôi đùa:
-Rượu Ba Đồn đốt cháy, rượu ngoại đốt không cháy, Thấy rượ đốt cháy lửa xanh lè mà kinh, uống vào chắc chẳng có con giun nào sống nỗi!
Bác Xuân tưởng tôi sợ thật, bèn giải thích:
-Nhìn thế nhưng uống vào êm lắm. Có uống quá, say cũng khoong đau đầu. Buổi sáng tôi làm một ly cối, dắt bò đi cày, đến trưa vẫn không đói. Rượu Ba Đồn là cao gạo mà chú!
-Đấy, cái nổi tiếng của rượ Ba Đồn là ở chỗ ấy. Ngày còn bao cấp, vợ cồng một anh ở Huế ra đây thọ giáo nghề nấu rượu. Theo anh, chỉ có rượu Ba Đồn mới cạnh tranh nỗ với các loại rượu khác đang tràn ngập quán xá. Học xong, hai anh chị mua luôn một bao tải men rượu mang vào Huế. Ai dè, nấu mãi cũng không thành rượu Ba Đồn…
Anh Trường vừa kể đến đó thì bác Xuân cướp lời:
-Không thành là phải, men Ba Đồn phải nấu bằng chĩnh nguồn nước Ba Đồn mới thành rượu Ba Đồn được. Khà khà…
Anh Trường gật đầu:
-Đúng thế, nước là bí quyết của rượu Ba Đồn. Cũng vì thế mà có rượu chỗ này nỗi tiếng, chỗ kia không. So sánh thế này thì hơi khập khiểng nhưng cũng để nói một điều, làm cái gì cũng phải hiểu cho tường tận. Ông xem, trâu bò, lợn của mình, nhà máy mình chế biến…thế mà xuất khẩu ủy thác qua thằng khác. Đầu tư nhà máy súc sản là đúng nhưng không tính toán chủ động thị trường, “nó” bóp cho chết lúc nào chẳng được.
Bác Xuân xua tay:
-Ối dào, tôi chẳng biết ủy với tác là cái gì cả, chỉ mong các ông trên làm răng để nông dân tôi muốn bán là bán được, thế thôi. Trăm phần trăm…
*
Xế chiều, bác Xuân chào chúng tôi rồi dắt hai con bò choai hòa vào dòng người dắt bò đi về phía bến đò về phía bên kia sông. Nhìn, tôi biết ngay họ là những người không bán được. Rồi phiên sau chợ bò lại đông. Họ sẽ quay lại. Nhưng làm sao biết được ai sẽ bán được bò trong phiên chợ ấy?
Ba Đồn, tháng 5.1995

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét