Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Vương phu nhân & “Tây phương mỹ nhân”


Từ một Vương phu nhân quyền quý, bà Huỳnh Thị Bảo Hòa trở thành người phụ nữ đầu tiên cắt tóc ngắn, đi xe đạp và... làm báo. Quyển tiểu thuyết nói trên (xuất bản năm 1927) lại viết về một mối tình rất...độc đáo giữa một chàng trai Việt Nam và cô gái Pháp. Xin giới thiệu với bạn đọc câu chuyện ít người biết đến về bà.
Vương phu nhân cắt tóc ngắn đi xe đạp và...làm báo
Sinh năm 1896 tại làng Đa Phước, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) trong một gia đình có bố là võ quan triều Nguyễn (sau tham gia Hội Cần Vương Quảng Nam). Vốn tính thông minh, lại được giáo dục cẩn thận, từ nhỏ, Huỳnh Thị Thái (tên hồi nhỏ của Huỳnh Thị Bảo Hòa) đã học chữ Hán, chữ quốc ngữ và cả chữ Pháp và được xem là người tiến bộ nhất địa phương lúc bấy giờ.
Đến tuổi trưởng thành, Huỳnh tiểu thơ đẹp duyên cùng Hàn lâm viện đại học sĩ Vương Khả Lãm (người kết giao cùng Thượng thư Hồ Đắc Trung, chí sĩ Lê Bá Trinh, Phó bảng Dương Hiển Tiến...). Trở thành Vương phu nhân, bà theo chồng về sống ở Đà Nẵng. Những tưởng, từ một cô gái thôn quê ra chốn thị thành lắm điều bở ngỡ, chẳng hay, Vương phu nhân không những sớm thích nghi mà còn tiên phong tiếp thu tinh thần duy tân của các phong trào yêu nước phát động lúc bấy giờ. Những vị cao niên, như nhà báo lão thành Đoàn Bá Từ (hiện sinh hoạt tại Câu lạc bộ hưu trí Thái Phiên) vẫn còn nhớ như in hình ảnh người phụ nữ Đà thành đầu tiên cắt tóc ngắn, sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại trong thành phố. Đối với phụ nữ thời bấy giờ điều này đã là lạ, đối với Vương phu nhân lại càng lạ hơn.
Để cổ súy cho phong trào phụ nữ văn minh, bà thường đăng đàn diễn thuyết tại Hội Lạc thiện Tourane và Công quán Tourane (nay là Nhà hát Trưng Vương). Bà hô hào chị em phụ nữ phải học chữ quốc ngữ, phải biết nuôi con, chăm sóc gia đình và hoạt động xã hội, phải biết vận dụng kiến thức khoa học nhưng cũng phải biết tiết kiệm, như lấy nước bồ hòn thay xà phòng giặt quần áo, phải biết chế mực viết bằng cây bời lời...
Năm 1926, sau ngày cụ Phan Châu Trinh qua đời, bà cùng nhóm trí thức đà Nẵng làm lễ truy điệu và hô hào đóng góp xây dựng nhà thờ cụ Phan.
Khi bà Đạm Phương đứng ra thành lập Nữ công học hội, bà là một trong 7 phụ nữ Đà Nẵng đầu tiên hưởng ứng và được cử làm hội trưởng ở thành phố này.
Báo Tiếng Dân số ra ngày 4.10. 1941, hay tạp chí Tri Tân năm 1943 đều nhận xét bà là người “vang danh trên mặt báo” và là người “ khua chuông gióng trống trên văn đàn”, “chia sẻ gánh nặng với giới mày râu”...
Bà thường viết cho Thực nghiệp dân báo, Nam Phong, Tiếng Dân, Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn...
Không chỉ trên mặt báo, bà Huỳnh Thị Bảo Hòa còn là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết (sẽ đề cập ở phần sau), và cũng chính bà là người phụ nữ VN đầu tiên khảo cứu, biên khảo với tác phẩm Chiêm Thành lược khảo. Tác phẩm này đã gây được một tiếng vang lớn và được giới học thuật lúc bấy giờ đánh giá cao. Bà còn là người phụ nữ đầu tiên có công trình  nghiên cứu tuồng được xuất bản.
Chiêm Thành lược khảo (viết năm 1936)  được chia làm ba hồi và viết theo  phong cách rất độc đáo. Đó vừa là những trang khảo cứu, vừa là những trang ghi chép khách quan như một người đi du lich ghi nhận những điều được tận mắt nhìn thấy. Đây là những trang ghi chép rất có giá trị đối với những ngưopừi làm công tác nghiên cứu sau này.
Về làm báo, người viết bài này đã đọc đi đọc lại nhiều lần bài Bà Nà du ký (đăng trên tạp chí Nam Phong số 163, tháng 6.1931). Tuy văn phong (cách đây hơn 70 năm) có nhiều điều khác biệt bây giờ, nhưng cách viết thì vẫn rất...hiện đại. Đặc biệt là sự ghi chép khách quan trong một cách biểu đạt tinh tế và giàu cảm xúc, như bà từng cảm thán: Cầm ngòi bút láng lai dòng lệ mực/Đoái non sông man mác khói mây tuôn...
Xin chép ra đây một đoạn trong bút ký nói trên: “Tôi ở đây mấy hôm, tiếc rằng chưa kịp lúc trăng tròn, nhưng cái thú xem trăng nơi đỉnh núi, dầu trăng non tôi cũng không để cho lỡ dịp. Cảnh sắc ban đêm trên đỉnh núi tĩnh mịch vô cùng, bóng trăng lờ mờ hòa với non sông cây cỏ, càng thêm vắng vẻ thanh tao, một tiếng ngâm thơ tưởng vang động cung Thiềm...”
“Tây phương mỹ nhân” là ai?
Tiểu thuyết Tây phương mỹ nhân in tại nhà in Bảo Tồn (36 bis Boulevard Bonnard Sài Gòn) năm 1927, khổ 14x20 cm. Bìa in bán thân một phụ nữ Pháp, cổ đeo một xâu chuỗi hạt trai. Tiểu thuyết gồm 15 hồi được chia làm  hai tập. Ba bài tựa cho bộ tiểu thuyết này do ba người có tiếng tăm lớn thời bấy giờ là  Tiến sĩ, Trung Kỳ nhân dân viện, Viện trưởng Huỳnh Thúc Kháng, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và ông Bùi Thế Mỹ viết và đánh giá cao. Cuốn tiểu thuyết được bạn đọc đương thời hoan nghênh. Vì sao? Như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu nhận định: “...Bách niên giai lão với một mỹ nhân, đó là người đàn ông An Nam ta... Truyện Tây phương mỹ nhân có trọng giá nhất ở chỗ đó; lại là quyển tiểu thuyết thứ nhất của trong bạn quần thoa mới soạn ra...”. Còn ông Bùi Thế Mỹ, chủ bút Đông Pháp thời báo viết: “Trong sự xuất bản, tôi xin trái lời dặn của bà Vương Khả Lãm mà không thêm bớt, sửa đổi một chữ nào, là cố ý không muốn làm mất đi vẻ tự nhiên của một bộ trường thiên tiểu thuyết như bộ Tây phương mỹ nhân này vậy”.
Như nữ sĩ Huỳnh Bảo Hòa ghi trên sách, thì đây là bộ tiểu thuyết luân lý, trong lời tiểu dẫn, bà viết: “Đạo làm người phải lấy luân thường làm căn bản...vì luân lý là gốc của gia đình, là trật tự của xã hội... Câu chuyện Tây phương mỹ nhân này vốn là chuyện thiệt xẩy ra ở xã hội ta: nhơn một người đàn bà ngoại quốc sinh trưởng ở một nước tự do, kết duyên với một người nước Việt Nam ta, mà ăn ở có thủy chung, thiệt xưa nay hiếm có. Lấy lẽ công bình mà phán đoán, thì một người có đức hạnh, có tài hoa hơn người, dầu cho người nước nào, ở địa phương nào cũng đáng quý trọng, vì là một cái gương chung cho hậu thế”.
Theo giới thiệu của tác giả thì đây là một câu chuyện có thật xẩy ra tại Tam Kỳ (Quảng Nam) trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918). Nguyễn Tuấn Ngọc là con một hương hộ giàu có trong làng, vì lúc giao thời vhữ nho không còn đắc dụng nên đã lên tỉnh học chữ Tây. Sự nghiệp đang hanh thông thì ở quê xẩy ra chuyện lớn: Bố của Tuấn Ngọc thấy người lỡ đường đói rét thì đưa về nhà cho ăn và ngủ qua đêm, không ngờ người đó lâm bệnh mà chết. Bon quan lại, sai nha nhân cơ hội này tống tiền ông đến nỗi gia đình khánh kiệt và chết. Tuấn Ngọc trở về cũng là lúc phú hộ từ hôn.
Cuộc sống trở nên khốn khó, Tuấn Ngọc  xin đăng lính để “sang giúp Pháp chống lại Đức”. Bị thương nơi chiến trường, được đưa về bệnh viện, Tuấn Ngọc nhận được sự cảm tình và hết lòng giúp đỡ của một cô gái Pháp (trong tiểu thuyết có tên là Bạch Lan) lúc ấy đang làm trong Hông Thập tự.
Ra viện, Tuấn Ngọc trở về thành An- Sắt và được viên trung uý đồn trưởng cho làm thư ký đi về nhà riêng. Viên trung uý này không ngờ lại là bố của Bạch Lan. Lúc này Bạch Lan có hai thanh niên Pháp là con nhà dòng tộc danh giá đang theo đuổi, là Sĩ- Vinh và Mĩ- Sen. Tuy vậy Bạch Lan tỏ ra không quan tâm vì coi họ là kẻ tầm thường, chỉ biết tiền bạc. Nàng đem lòng cảm mến Tuấn Ngọc. Không được gia đình chấp thuận, Tuấn Ngọc lại bị hãm hại, trải qua biết bao thử thách gian nan, cuối cùng ngài trung uý cũng hiểu ra Tuấn Ngọc là người tốt nên chấp thuận gã con gái cho. Hai vợ chồng sinh được một cô con gái và đang sống hạnh phúc thì Mĩ- Sen kiếm điều xui xiểm quan trên bắt Tuấn Ngọc về nước. Vợ chồng từ đó kẻ Tây người Đông.
Về nước, Tuấn Ngọc phải chịu bao cảnh ngang trái, bị người xấu hãm hại, nhưng lúc nào cũng nhớ đén Bạch Lan và con gái. Chàng quyết định viết thư cho Bạch Lan. Nhận được thư, Bạch Lan thân gái dặm trường, lên một chiếc tàu hàng trở về An Nam tìm Tuấn Ngọc. Chủ tỉnh thấy nàng thân cô nên vòi tiền và bày trò cợt nhã, bị Bạch Lan cự tuyệt nên càng thù ghét mà tìm cách không cho gặp Tuấn Ngọc. Nhưng chí đã quyết, Bạch Lan đấu tranh đến cùng, kể cả việc đòi tự tử giữa công đường. Thời gian trôi đi với bao đắng cay, tủi nhục, cuối cùng thì hai người cũng tìm được nhau. Gặp gỡ chưa được bao lâu thì quan trên lại gây chuyện, cho rằng Tuấn Ngọc là đàn ông An Nam không được phép lấy vợ “mẫu quốc”. Biết bao chuyện xẩy ra từ khi gặp nhau cho đến khi Bạch Lan sinh đúa con thứ hai.
Không chịu được sự nhũng nhiễu của phường quan lại, một buổi chiều, trên bến cảng Sài Gòn, nhiều người từng chứng kiến mối tình thuỷ chung của đôi trai gái và nỗi gian truân của họ, ngậm ngùi tiễn biệt hai người từ giả cố quốc để lên tàu sang Pháp. “Nhớ ai lòng những ngậm ngùi/ Nhớ con người đẹp là người Tây Phương” (lời trong tiểu thuyết).
Cách đây 77 năm, nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hoà đã thể hiện quan điểm của mình trong một cuốn tiểu thuyết như tiến bộ như thế, nghĩ cũng đáng phục thay!
Nhà nghiên cứu Trương Duy Hy cho biết, bà Huỳng Thị Bảo Hoà tiếp tục hoạt động trong Nữ công học hội cho đến lúc toàn quốc kháng chiến.
Năm 1975, nước nhà thống nhất, bà ra Hà Nội thăm lại bạn bè rồi trở về Đà Nẵng sinh sống. Bà mất ngày 8 tháng 5 năm 1982 tại nhà riêng 18- Phan Châu Trinh- Đà Nẵng. Ông bà có 5 người con, trong đó trưởng nam là ông Vương Khả Thuỵ từng làm Giám đốc Điện lực Quảng Nam- Đà Nẵng (đã mất năm 2000). 
Điều đáng nói là nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hoà mới mất năm 1982, nhưng văn học sử của ta lâu nay vẫn ghi người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam viết tiểu thuyết không phải là bà mà là một người khác xuất bản sau tiểu thuyết này đến...19 năm! Cám ơn nhà nghiên cứu Lại nguyên Ân, học giả Trương Duy Hy đã trả lại sự chân xác cho văn học sử và để chúng ta biết thêm một người phụ nữ Việt Nam tài hoa và tiến bộ.
“Tây phương mỹ nhân” là ai?
Tiểu thuyết Tây phương mỹ nhân in tại nhà in Bảo Tồn (36 bis Boulevard Bonnard Sài Gòn) năm 1927, khổ 14x20 cm. Bìa in bán thân một phụ nữ Pháp, cổ đeo một xâu chuỗi hạt trai. Tiểu thuyết gồm 15 hồi được chia làm  hai tập. Ba bài tựa cho bộ tiểu thuyết này do ba người có tiếng tăm lớn thời bấy giờ là  Tiến sĩ, Trung Kỳ nhân dân viện, Viện trưởng Huỳnh Thúc Kháng, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và ông Bùi Thế Mỹ viết và đánh giá cao. Cuốn tiểu thuyết được bạn đọc đương thời hoan nghênh. Vì sao? Như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu nhận định: “...Bách niên giai lão với một mỹ nhân, đó là người đàn ông An Nam ta... Truyện Tây phương mỹ nhân có trọng giá nhất ở chỗ đó; lại là quyển tiểu thuyết thứ nhất của trong bạn quần thoa mới soạn ra...”. Còn ông Bùi Thế Mỹ, chủ bút Đông Pháp thời báo viết: “Trong sự xuất bản, tôi xin trái lời dặn của bà Vương Khả Lãm mà không thêm bớt, sửa đổi một chữ nào, là cố ý không muốn làm mất đi vẻ tự nhiên của một bộ trường thiên tiểu thuyết như bộ Tây phương mỹ nhân này vậy”.
Như nữ sĩ Huỳnh Bảo Hòa ghi trên sách, thì đây là bộ tiểu thuyết luân lý, trong lời tiểu dẫn, bà viết: “Đạo làm người phải lấy luân thường làm căn bản...vì luân lý là gốc của gia đình, là trật tự của xã hội... Câu chuyện Tây phương mỹ nhân này vốn là chuyện thiệt xẩy ra ở xã hội ta: nhơn một người đàn bà ngoại quốc sinh trưởng ở một nước tự do, kết duyên với một người nước Việt Nam ta, mà ăn ở có thủy chung, thiệt xưa nay hiếm có. Lấy lẽ công bình mà phán đoán, thì một người có đức hạnh, có tài hoa hơn người, dầu cho người nước nào, ở địa phương nào cũng đáng quý trọng, vì là một cái gương chung cho hậu thế”.
Theo giới thiệu của tác giả thì đây là một câu chuyện có thật xẩy ra tại Tam Kỳ (Quảng Nam) trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918). Nguyễn Tuấn Ngọc là con một hương hộ giàu có trong làng, vì lúc giao thời vhữ nho không còn đắc dụng nên đã lên tỉnh học chữ Tây. Sự nghiệp đang hanh thông thì ở quê xẩy ra chuyện lớn: Bố của Tuấn Ngọc thấy người lỡ đường đói rét thì đưa về nhà cho ăn và ngủ qua đêm, không ngờ người đó lâm bệnh mà chết. Bon quan lại, sai nha nhân cơ hội này tống tiền ông đến nỗi gia đình khánh kiệt và chết. Tuấn Ngọc trở về cũng là lúc phú hộ từ hôn.
Cuộc sống trở nên khốn khó, Tuấn Ngọc  xin đăng lính để “sang giúp Pháp chống lại Đức”. Bị thương nơi chiến trường, được đưa về bệnh viện, Tuấn Ngọc nhận được sự cảm tình và hết lòng giúp đỡ của một cô gái Pháp (trong tiểu thuyết có tên là Bạch Lan) lúc ấy đang làm trong Hông Thập tự.
Ra viện, Tuấn Ngọc trở về thành An- Sắt và được viên trung uý đồn trưởng cho làm thư ký đi về nhà riêng. Viên trung uý này không ngờ lại là bố của Bạch Lan. Lúc này Bạch Lan có hai thanh niên Pháp là con nhà dòng tộc danh giá đang theo đuổi, là Sĩ- Vinh và Mĩ- Sen. Tuy vậy Bạch Lan tỏ ra không quan tâm vì coi họ là kẻ tầm thường, chỉ biết tiền bạc. Nàng đem lòng cảm mến Tuấn Ngọc. Không được gia đình chấp thuận, Tuấn Ngọc lại bị hãm hại, trải qua biết bao thử thách gian nan, cuối cùng ngài trung uý cũng hiểu ra Tuấn Ngọc là người tốt nên chấp thuận gã con gái cho. Hai vợ chồng sinh được một cô con gái và đang sống hạnh phúc thì Mĩ- Sen kiếm điều xui xiểm quan trên bắt Tuấn Ngọc về nước. Vợ chồng từ đó kẻ Tây người Đông.
Về nước, Tuấn Ngọc phải chịu bao cảnh ngang trái, bị người xấu hãm hại, nhưng lúc nào cũng nhớ đén Bạch Lan và con gái. Chàng quyết định viết thư cho Bạch Lan. Nhận được thư, Bạch Lan thân gái dặm trường, lên một chiếc tàu hàng trở về An Nam tìm Tuấn Ngọc. Chủ tỉnh thấy nàng thân cô nên vòi tiền và bày trò cợt nhã, bị Bạch Lan cự tuyệt nên càng thù ghét mà tìm cách không cho gặp Tuấn Ngọc. Nhưng chí đã quyết, Bạch Lan đấu tranh đến cùng, kể cả việc đòi tự tử giữa công đường. Thời gian trôi đi với bao đắng cay, tủi nhục, cuối cùng thì hai người cũng tìm được nhau. Gặp gỡ chưa được bao lâu thì quan trên lại gây chuyện, cho rằng Tuấn Ngọc là đàn ông An Nam không được phép lấy vợ “mẫu quốc”. Biết bao chuyện xẩy ra từ khi gặp nhau cho đến khi Bạch Lan sinh đúa con thứ hai.
Không chịu được sự nhũng nhiễu của phường quan lại, một buổi chiều, trên bến cảng Sài Gòn, nhiều người từng chứng kiến mối tình thuỷ chung của đôi trai gái và nỗi gian truân của họ, ngậm ngùi tiễn biệt hai người từ giả cố quốc để lên tàu sang Pháp. “Nhớ ai lòng những ngậm ngùi/ Nhớ con người đẹp là người Tây Phương” (lời trong tiểu thuyết).
Cách đây 77 năm, nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hoà đã thể hiện quan điểm của mình trong một cuốn tiểu thuyết như tiến bộ như thế, nghĩ cũng đáng phục thay!
Nhà nghiên cứu Trương Duy Hy cho biết, bà Huỳng Thị Bảo Hoà tiếp tục hoạt động trong Nữ công học hội cho đến lúc toàn quốc kháng chiến.
Năm 1975, nước nhà thống nhất, bà ra Hà Nội thăm lại bạn bè rồi trở về Đà Nẵng sinh sống. Bà mất ngày 8 tháng 5 năm 1982 tại nhà riêng 18- Phan Châu Trinh- Đà Nẵng. Ông bà có 5 người con, trong đó trưởng nam là ông Vương Khả Thuỵ từng làm Giám đốc Điện lực Quảng Nam- Đà Nẵng (đã mất năm 2000). 
Điều đáng nói là nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hoà mới mất năm 1982, nhưng văn học sử của ta lâu nay vẫn ghi người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam viết tiểu thuyết không phải là bà mà là một người khác xuất bản sau tiểu thuyết này đến...19 năm! Cám ơn nhà nghiên cứu Lại nguyên Ân, học giả Trương Duy Hy đã trả lại sự chân xác cho văn học sử và để chúng ta biết thêm một người phụ nữ Việt Nam tài hoa và tiến bộ.



(Viết theo tài lệu của Thy Hảo Trương Duy Hy)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét